Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 90.000 cán bộ, công chức, viên chức công tác xã hội?

Cho hỏi công tác xã hội: Mục tiêu đến năm 2025 tăng 20% tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội so với năm 2020? - Câu hỏi của anh Thịnh tại Hà Nội.

Đến năm 2025 Chương trình phát triển công tác xã hội hướng đến những mục tiêu cụ thể nào?

Căn cứ điểm a tiểu mục 2 Mục I Điều 1 Quyết định 112/QĐ-TTg năm 2021 đã xác định mục tiêu cụ thể của Chương trình phát triển công tác xã hội từ 2021 đến năm 2025 như sau:

- Đạt 60% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội;

Trong đó, có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng tối thiểu bằng mức lương cơ bản do Chính phủ quy định.

- Ít nhất có 30% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng công tác xã hội.

- Đạt cơ cấu tối thiểu 50% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở liên quan khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội năm 2025 tăng 20% so với năm 2020.

- Bảo đảm ít nhất 85% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh được trợ giúp xã hội và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp từ nguồn lực xã hội hóa.

Công tác xã hội: Mục tiêu đến năm 2025 tăng 20% tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội so với năm 2020?

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 90.000 cán bộ, công chức, viên chức công tác xã hội? (Hình từ Internet)

Chính phủ xác định nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 112/QĐ-TTg năm 2021, quy định nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội như sau:

+ Nghiên cứu, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công tác xã hội, dịch vụ công tác xã hội, trong đó, nghiên cứu quy định rõ vai trò, nhiệm vụ, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội của cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trong các ngành, lĩnh vực: bảo trợ xã hội, cai nghiện ma túy, giáo dục, y tế, trại giam, trường giáo dưỡng, tư pháp, lao động - thương binh và xã hội và trong các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội;

+ Hoàn thiện, ban hành mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức công tác xã hội của các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Nghiên cứu, đề xuất áp dụng ngạch, bậc lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và chế độ phụ cấp đặc thù khác đối với công chức, viên chức công tác xã hội phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề.

+ Nghiên cứu, hoàn thiện tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, bao gồm: các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, giáo dục, y tế, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan;

+ Nghiên cứu, đổi mới cơ chế, chính sách, phương thức quản lý, vận hành các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trong đó có cơ chế đặt hàng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người dân; phòng ngừa, trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại gia đình, cộng đồng; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;

+ Hoàn thiện, sửa đổi chính sách khuyến khích xã hội hóa, tăng cường thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công tác xã hội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người dân.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 90.000 cán bộ, công chức, viên chức công tác xã hội?

Căn cứ tiểu mục 4 Mục II Điều 1 Quyết định 112/QĐ-TTg năm 2021, quy định đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn công tác xã hội được thực hiện như sau:

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 90.000 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội, gồm:

+ Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học về công tác xã hội cho tối thiểu 30.000 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình quân 3.000 người/năm);

+ Đào tạo kỹ năng công tác xã hội chuyên sâu trong chăm sóc, phục hồi, trợ giúp đối tượng đặc thù, tối thiểu 500 chỉ tiêu/năm; đào tạo 1.000 cán bộ y tế lao động xã hội đang làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội;

+ Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho tối thiểu 60.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình quân 6.000 người/năm) về chăm sóc, phục hồi, trợ giúp đối tượng đặc thù, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và người chưa thành niên; công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp, nông thôn miền núi và một số lĩnh vực đặc thù khác.

Công tác xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định người làm công tác xã hội phải có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
Pháp luật
Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì? Công tác xã hội được hiểu như thế nào?
Pháp luật
05 nguyên tắc thực hiện công tác xã hội trong trường học? Nội dung công tác xã hội trong trường học gồm những gì?
Pháp luật
Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
Pháp luật
Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp là gì? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội như thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp 8 biểu mẫu về công tác xã hội theo Nghị định 110 mới nhất là những mẫu nào? Tải về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội là mẫu nào? Nguyên tắc thực hành công tác xã hội gồm những gì?
Pháp luật
Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm những gì? Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người hướng dẫn thực hành công tác xã hội có phải chịu trách nhiệm khi người thực hành gây sai sót chuyên môn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công tác xã hội
3,240 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công tác xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công tác xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào