Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật tại Việt Nam mới nhất 2023 theo Thông tư 04/2023/TT-BNNPTNT?
- Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật tại Việt Nam mới nhất 2023 theo Thông tư 04/2023/TT-BNNPTNT?
- Danh mục kiểm dịch thực vật tại Thông tư 35/2014/TT-BNNPTNT có còn được áp dụng không?
- Chính sách của Nhà nước về hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật hiện nay ra sao?
- Có mấy nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật?
Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật tại Việt Nam mới nhất 2023 theo Thông tư 04/2023/TT-BNNPTNT?
Ngày 15/8/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 04/2023/TT-BNNPTNT về Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Theo đó, danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật tại Việt Nam được xác định như sau:
>> Tải Toàn bộ Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật tại Việt Nam Tại đây.
Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật tại Việt Nam mới nhất 2023 theo Thông tư 04/2023/TT-BNNPTNT? (Hình từ Internet)
Danh mục kiểm dịch thực vật tại Thông tư 35/2014/TT-BNNPTNT có còn được áp dụng không?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 04/2023/TT-BNNPTNT như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 9 năm 2023.
2. Thông tư số 35/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại (ngày 22/8/2023), danh mục kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Thông tư 35/2014/TT-BNNPTNT vẫn được áp dụng cho đến ngày 29/9/2023.
Từ ngày 29/9/2023, đối tượng kiểm dịch thực vật tại Việt Nam sẽ được áp dụng theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BNNPTNT.
Chính sách của Nhà nước về hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Chính sách của Nhà nước về hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật
1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực; xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật; xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, dự báo và cảnh báo sinh vật gây hại; nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại, giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại và các biện pháp quản lý sinh vật gây hại theo hướng bền vững.
2. Hỗ trợ xây dựng các vùng không nhiễm sinh vật gây hại; xây dựng và phát triển các loại hình tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật gắn với dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn; chống dịch, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất sau khi dịch hại xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn.
3. Khuyến khích xây dựng khu công nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống thu gom, xử lý thuốc bảo vệ thực vật và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; sản xuất, sử dụng bao gói thuốc bảo vệ thực vật từ vật liệu dễ tái chế; tập huấn, phổ biến sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho người sử dụng thuốc.
4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, bảo đảm nguồn lực để thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật; khuyến khích công nhận và thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Như vậy, trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Nhà nước có 04 chính sách nổi bật nêu trên.
Có mấy nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật
1. Phát hiện sớm, kết luận nhanh chóng, chính xác; xử lý triệt để, ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập, lan rộng của đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ.
2. Phòng, chống sinh vật gây hại thực hiện theo phương châm phòng là chính; áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại theo hướng bền vững, trong đó ưu tiên biện pháp sinh học, sử dụng giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại, biện pháp kỹ thuật canh tác, thực hành nông nghiệp tốt.
3. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện nguyên tắc bốn đúng bao gồm đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.
4. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân.
Như vậy, hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật có 04 nguyên tắc được trích dẫn nêu trên.
Thông tư 04/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 29/9/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong tố tụng dân sự trợ giúp viên pháp lý có được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?
- Cách tiếp cận từ chi phí là gì? Cách tiếp cận từ chi phí thường được áp dụng trong trường hợp nào?
- Thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là doanh nghiệp không phải ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì? Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là gì? Trách nhiệm dân sự của pháp nhân?
- Mức phạt sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm theo Nghị định 168/2024? Sử dụng giấy phép lái xe hết điểm bị phạt bao nhiêu?