Đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp dựa trên căn cứ nào? Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi tiêu chí nào đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp? Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Trung ở Nam Định.

Đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp dựa trên căn cứ nào?

Căn cứ tại Điều 66 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Như vậy theo quy định trên xét sáng tạo kiểu dáng công nghiệp sẽ căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã công khai ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp dựa trên căn cứ nào?

Đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp dựa trên căn cứ nào? (Hình từ Internet)

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được quy định thế nào?

Căn cứ tại Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp
1. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
2. Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.
3. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
4. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 (cụm từ này bị thay thế bởi điểm c khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) của Luật này ;
b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 (cụm từ này bị thay thế bởi điểm c khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 (cụm từ này bị thay thế bởi điểm c khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Như vậy theo quy định trên kiểu dáng công nghiệp được đánh giá là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp công khai ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn. Khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp thì không được xem là khác biệt đáng kể.

Những hành vi nào được cho là xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp?

Căn cứ tại Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

- Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

-Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.

Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định về quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp như sau:

-Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

- Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.

Kiểu dáng công nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả thù lao cho các đồng tác giả khi không có thỏa thuận như thế nào?
Pháp luật
Nếu Đơn La Hay có thiếu sót đối với một số kiểu dáng công nghiệp thì có được bảo hộ theo quy định không?
Pháp luật
Đơn La Hay là gì? Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam thì người nộp đơn có thể nộp đơn thông qua cơ quan nào?
Pháp luật
Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay có chỉ định Việt Nam có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể gia hạn không và nếu có thì số lần gia hạn tối đa được quy định thế nào?
Pháp luật
Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là gì? Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay có nguồn gốc Việt Nam thông qua cơ quan nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo quy định hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất năm 2022? Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần phải đáp ứng yêu cầu gì?
Pháp luật
Gia hạn hiệu lực đối với bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được quy định như thế nào tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểu dáng công nghiệp
1,984 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểu dáng công nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào