Công trình phục vụ giao thông vận tải là gì? Có bao nhiêu loại công trình phục vụ giao thông vận tải?

Cho hỏi công trình phục vụ giao thông vận tải là gì? Có bao nhiêu loại công trình phục vụ giao thông vận tải? Câu hỏi của bạn Tuấn đến từ Thái Bình.

Công trình phục vụ giao thông vận tải là gì? Có bao nhiêu loại công trình phục vụ giao thông vận tải?

Căn cứ vào Mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP đã đưa ra định nghĩa về công trình phục vụ giao thông vận tải như sau:

Công trình kết cấu dạng cầu, đường, hầm hoặc dạng kết cấu khác (một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình) sử dụng làm các cơ sở, tiện ích, cấu trúc phục vụ trực tiếp cho giao thông vận tải; điều tiết, điều phối các hoạt động giao thông vận tải.

Cũng theo Mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì công trình phục vụ giao thông vận tải được chia thành những loại sau đây:

- Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc; đường ô tô; đường trong đô thị; đường nông thôn.

- Bến phà, bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ.

- Công trình đường sắt:

+ Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm/Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương;

+ Ga hành khách, ga hàng hóa; ga deport; các kết cấu rào chắn, biển báo phục vụ giao thông.

Chú thích: Công trình sản xuất, đóng mới phương tiện đường sắt (đầu máy, toa tàu) thuộc loại công trình phục vụ sản xuất công nghiệp - Mục II Phụ lục này.

- Công trình cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.

- Công trình hầm: Hầm tàu điện ngầm, hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ.

- Công trình đường thủy nội địa, hàng hải:

+ Công trình đường thủy nội địa: Cảng, bến thủy nội địa; bến phà, âu tàu; công trình sửa chữa phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng đường thủy (trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo, trên kênh đào); các khu vực neo đậu; công trình chỉnh trị (hướng dòng/bảo vệ bờ).

+ Công trình hàng hải: Bến, cảng biển; bến phà; âu tàu; công trình sửa chữa tàu biển (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng hàng hải; các khu vực, các công trình neo đậu; công trình chỉnh trị (đê chắn sóng/chắn cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ).

+ Các công trình đường thủy nội địa, hàng hải khác: Hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông, trên biển; đèn biển; đăng tiêu; công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ; hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS) và các công trình hàng hải khác.

- Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo bay); nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu kỹ thuật máy bay (hangar), kho hàng hóa,...

- Tuyến cáp treo và nhà ga để vận chuyển người và hàng hóa.

- Cảng cạn.

- Các công trình khác như: trạm cân, cống, bể, hào, hầm, tuy nen kỹ thuật và kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải.

Công trình phục vụ giao thông vận tải là gì? Có bao nhiêu loại công trình phục vụ giao thông vận tải?

Công trình phục vụ giao thông vận tải là gì? Có bao nhiêu loại công trình phục vụ giao thông vận tải? (Hình từ Internet)

Thời hạn bảo hành đối với công trình phục vụ giao thông vận tải là bao lâu?

Căn cứ vào Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng
1. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.
2. Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; thời hạn bảo hành công trình xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; biện pháp, hình thức bảo hành; giá trị bảo hành; việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác có giá trị tương đương. Các nhà thầu nêu trên chỉ được hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hình thức bảo hành được quy định bằng tiền hoặc thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng; thời hạn và giá trị bảo hành được quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
3. Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời hạn bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều này.
4. Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời hạn bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu.
5. Thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định và được quy định như sau:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
c) Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.
6. Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt, vận hành thiết bị.
7. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau:
a) 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
b) 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;
c) Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.

Theo như quy định trên thì thời hạn bảo hành công trình phục vụ giao thông vận tải kể từ ngày khi được nghiệm thu như sau:

- Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

- Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

- Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.

Từ chối bảo hành công trình phục vụ giao thông vận tải trong trường hợp nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 29 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng
...
3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng được quy định trong hợp đồng xây dựng. Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà thầu không thực hiện bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về vận hành, bảo trì công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.

Theo như quy định trên thì trong trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết của công trình phục vụ giao thông vận tải không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng thì nhà thầu thi công xây dựng công tình có quyền từ chối bảo hành.

>>> Xem thêm:

Tải về Tổng hợp quy định hiện hành liên quan đến đường thủy nội địa

Tải về Tổng hợp quy định hiện hành liên quan đến công trình đường sắt

Công trình phục vụ giao thông vận tải
Giao thông vận tải
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công trình phục vụ giao thông vận tải là gì? Có bao nhiêu loại công trình phục vụ giao thông vận tải?
Pháp luật
Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2022: Bổ sung danh mục 06 dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải và kiện toàn ban chỉ đạo?
Pháp luật
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Giao thông vận tải là gì? Kỳ báo cáo thống kê quý ngành Giao thông vận tải bắt đầu tính từ ngày nào?
Pháp luật
Báo Giao thông vận tải thực hiện chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Báo Giao thông vận tải như thế nào?
Pháp luật
Hệ thống thông tin khoa học và công nghệ ngành giao thông vận tải cập nhật dữ liệu như thế nào?
Pháp luật
Cuộc thi vẽ chiếc ô tô mơ ước năm 2023 có thể lệ như thế nào? Cơ cấu giải thưởng của Cuộc thi vẽ chiếc ô tô mơ ước năm 2023 ra sao?
Pháp luật
Xử lý phản ánh, kiến nghị trong lĩnh vực giao thông vận tải thế nào khi các cơ quan không thống nhất được phương án xử lý?
Pháp luật
Khi nào thành viên Hội đồng quản lý lĩnh vực giao thông vận tải bị miễn nhiệm? Hội đồng quản lý lĩnh vực GTVT làm việc theo chế độ gì?
Pháp luật
Kế hoạch tổ chức Giải Báo chí viết về ngành Giao thông Vận tải lần thứ V năm 2023-2024 như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 24/2023/TT-BGTVT hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý lĩnh vực GTVT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình phục vụ giao thông vận tải
2,900 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình phục vụ giao thông vận tải Giao thông vận tải
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào