Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là gì? Vi phạm quy định về công khai, minh bạch thì bị xử lý như thế nào?
- Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là gì?
- Người thực hiện nhiệm vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước vi phạm quy định về công khai, minh bạch thì bị xử lý như thế nào?
- Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước được quy định như thế nào?
Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 định nghĩa công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau:
Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Người thực hiện nhiệm vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước vi phạm quy định về công khai, minh bạch thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 81 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý vi phạm trong việc thực hiện công khai, minh bạch
1. Người thực hiện công vụ, nhiệm vụ vi phạm quy định về công khai, minh bạch thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người vi phạm quy định về nội dung, hình thức, thời hạn thực hiện việc công khai, cung cấp thông tin, thực hiện trách nhiệm giải trình và vi phạm chế độ báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng;
b) Cảnh cáo đối với người không thực hiện công khai, không tổ chức họp báo, không cung cấp thông tin, không thực hiện việc giải trình, không xây dựng, không công khai báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có vi phạm trong việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công khai, minh bạch thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Như vậy theo quy định trên người thực hiện nhiệm vụ vi phạm quy định về công khai, minh bạch thì bị xử lý như sau:
- Khiển trách đối với người vi phạm quy định về nội dung, hình thức, thời hạn thực hiện việc công khai, cung cấp thông tin, thực hiện trách nhiệm giải trình và vi phạm chế độ báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng;
- Cảnh cáo đối với người không thực hiện công khai, không tổ chức họp báo, không cung cấp thông tin, không thực hiện việc giải trình, không xây dựng, không công khai báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.
Người thực hiện nhiệm vụ vi phạm quy định về công khai, minh bạch thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 53 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
1. Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và pháp luật khác có liên quan, công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện, trên cơ sở phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, có trách nhiệm quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức mình.
2. Nội dung công khai, minh bạch bao gồm:
a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp, tổ chức; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan.
b) Ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện còn phải công khai, minh bạch các nội dung sau: quy chế huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; quyền lợi và nghĩa vụ của người đóng góp, người được hưởng lợi; mục đích huy động các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; đối tượng, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp; kết quả huy động, bao gồm: danh sách các đối tượng đóng góp, tài trợ, hình thức và mức đóng góp, tài trợ của từng đối tượng; kết quả quản lý, sử dụng các khoản huy động vào mục đích từ thiện.
Như vậy theo quy định trên doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện, trên cơ sở phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, có trách nhiệm quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự được quy định thế nào? Quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự?
- Hồ sơ thẩm định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có bao gồm báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan?
- Cơ quan nào quyết định hình thức đàm phán giá đối với trường hợp mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?
- Mùng 1 Tết âm 2025 mặc màu gì? Mùng 1 mặc màu gì theo mệnh, tuổi để cả năm 2025 gặp may mắn?
- Để được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam với phân bón được nhà nước công nhận là tiến bộ kỹ thuật có cần kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia không?