Công bố lịch tiêm chủng vắc xin bắt buộc và đối tượng phải tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023?
Đối tượng tiêm chủng vắc xin bắt buộc và chỉ tiêu trong Tiêm chủng mở rộng ra sao?
Ngày 25/4/2023, Cục Y tế dự phòng vừa ban hành Công văn 448/DP-TC năm 2023 nhằm hướng dẫn xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng (TCMR).
Theo đó, tại Hướng dẫn các địa phương về chuyên môn, xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng vắc xin tiêm chủng mở rộng hằng năm ban hành kèm theo Công văn 448/DP-TC năm 2023 có nêu rõ về đối tượng, lịch tiêm chủng vắc xin bắt buộc và chỉ tiêu trong Tiêm chủng mở rộng như sau:
Đối tượng tiêm
- Trẻ sơ sinh: vắc xin viêm gan B
- Trẻ <1 tuổi: vắc xin BCG, bOPV, IPV, DPT-VGB-Hib, Sởi
- Trẻ 1-5 tuổi: vắc xin viêm não Nhật Bản B
- Trẻ 18-24 tháng: vắc xin DPT, sởi-rubella
- Phụ nữ có thai: vắc xin uốn ván
Chỉ tiêu tỷ lệ tiêm chủng cần đạt
Loại vắc xin | Số mũi tiêm/uống | Chỉ tiêu tối thiểu |
Viêm gan B | 1 | ≥80% |
BCG | 1 | ≥90% |
DPT-VGB-Hib | 3 | ≥90% |
bOPV | 3 | ≥90% |
IPV | 2 | ≥90% |
Sởi | 1 | ≥90% |
DPT | 1 | ≥90% |
MR | 1 | ≥95% |
Uốn ván | 2 | ≥85% |
VNNB | 3 | ≥90% |
Công bố lịch tiêm chủng vắc xin bắt buộc và đối tượng phải tiêm vắc xin trong tiêm chủng mở rộng năm 2023?
Đối tượng, lịch tiêm chủng vắc xin khác đưa vào tiêm chủng mở rộng trong thời gian tới ra sao?
Căn cứ tại Hướng dẫn các địa phương về chuyên môn, xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng vắc xin tiêm chủng mở rộng hằng năm ban hành kèm theo Công văn 448/DP-TC năm 2023
Đối tượng tiêm
- Trẻ dưới hoặc trên 1 tuổi: vắc xin IPV mũi 2 (Vắc xin này sẽ tiếp tục được triển khai tiêm miễn phí cho trẻ từ 9 tháng tuổi trên toàn quốc theo dự án do GAVI hỗ trợ).
- Trẻ 7 tuổi: vắc xin Td sẽ được triển khai cho trẻ từ 7 tuổi tại vùng nguy cơ cao theo đề xuất của các tỉnh, thành phố.
- Trẻ dưới 1 tuổi: vắc xin Rota (thực hiện theo Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/08/2022 của Chính phủ về Lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 trong đó bổ sung vắc xin Rota từ năm 2022).
Các vắc xin được đưa vào trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin Bộ Y tế, tình hình dịch tễ các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.
Chỉ tiêu tỷ lệ tiêm chủng cần đạt
Loại vắc xin | Số mũi tiêm/uống | Chỉ tiêu tối thiểu |
Td | 1 | ≥90% |
Rota | 2 hoặc 3 (tùy loại vắc xin) | ≥90% |
IPV mũi 2 | 1 | ≥90% |
Nội dung quản lý đối tượng tiêm chủng và quy trình tiêm chủng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý đối tượng tiêm chủng
1. Nội dung quản lý đối tượng tiêm chủng bao gồm:
a) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh và địa chỉ thường trú của đối tượng tiêm chủng;
b) Tên cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trường hợp người được tiêm chủng là trẻ em;
c) Tiền sử tiêm chủng, tiền sử bệnh tật liên quan đến chỉ định tiêm chủng.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm chỉ đạo Trạm Y tế điều tra, lập danh sách các đối tượng thuộc diện tiêm chủng bắt buộc theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và thông báo cho đối tượng để tham gia tiêm chủng đúng lịch, đủ liều.
3. Cơ sở tiêm chủng chịu trách nhiệm:
a) Cấp và ghi sổ theo dõi tiêm chủng cá nhân hoặc sổ tiêm chủng điện tử;
b) Thống kê danh sách các đối tượng được tiêm chủng tại cơ sở.
4. Trường hợp người được tiêm chủng đã có mã số định danh công dân thì không cần thu thập các thông tin quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
Theo đó, nội dung quản lý đối tượng tiêm chủng bao gồm:
- Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh và địa chỉ thường trú của đối tượng tiêm chủng;
- Tên cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trường hợp người được tiêm chủng là trẻ em;
- Tiền sử tiêm chủng, tiền sử bệnh tật liên quan đến chỉ định tiêm chủng
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình tiêm chủng
1. Việc tiêm chủng phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
a) Trước khi tiêm chủng: Khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ;
b) Trong khi tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn;
c) Sau khi tiêm chủng: Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
2. Khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm:
a) Dừng ngay buổi tiêm chủng;
b) Xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng; trường hợp vượt quá khả năng thì phải chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất;
c) Thống kê đầy đủ thông tin liên quan đến trường hợp tai biến nặng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo cho Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng phải tiến hành cấp cứu, điều trị và báo cáo Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến.
4. Trường hợp xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin ngoài Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch, cơ sở nơi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng có trách nhiệm báo cáo Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở theo quy định tại khoản 2 Điều này và thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về dân sự nếu có lỗi gây ra tai biến nặng sau tiêm chủng.
Theo đó, quy trình tiêm chuẩn có ba bước trước khi tiêm chủng, trong khi tiêm chủng và sau khi tiêm chủng được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?