Có mấy nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Xin hỏi, có mấy nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050? anh Nhân Hòa - Bắc Ninh

Mới đây, ngày 10/6/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 680/QÐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Có mấy giải pháp thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 680/QÐ-TTg năm 2023 nêu nội dung các giải pháp thực hiện quy hoạch gồm:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy định về quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch

- Giải pháp về cơ chế quản lý, tài chính cho các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

- Ứng dụng khoa học và công nghệ

- Giải pháp khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

- Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực

- Giải pháp về hợp tác quốc tế trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

- Giải pháp về tổ chức thực hiện Quy hoạch

Như vậy, có 08 giải pháp trọng tâm được đề ra để thực hiện quy hoạch được nhấn mạnh theo nội dung trên.

nhiệm vụ

Có mấy nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050? (Hình internet)

Có mấy nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030?

Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 680/QÐ-TTg năm 2023 nêu rõ cụ thể:

Nhóm các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên thực hiện giai đoạn 2021 - 2030 bao gồm:

nhiệm vụ

...

Xem chi tiết phụ lục I Tải về

Như vậy, có 08 nhóm các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên thực hiện giai đoạn 2021 - 2030 bao gồm:

- Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền

- Bay đo địa vật lý

- Điều tra địa chất đô thị

- Điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường

- Điều tra di sản địa chất

- Đánh giá tiềm năng khoáng sản

- Điều tra địa chất, khoáng sản biển

- Các nhiệm vụ đầu tư

Có mấy nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản tầm nhìn đến năm 2050?

Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 680/QÐ-TTg năm 2023 cũng đã nêu rõ:

*Nhóm các nhiệm vụ định hướng đến năm 2050

TT

Danh mục nhiệm vụ

Cơ sở đề xuất

Mục tiêu, nhiệm vụ

I

Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền



1.

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 khu vực Tây Nguyên (từ Gia Lai - Bình Phước (14.030 km2), đã trừ đề án Iamer (4.174 km2) và đề án bauxit (11.884 km2)

Có triển vọng phát hiện khoáng sản vàng, barit, đá quý, sét chịu lửa, đá ốp lát, kaolin. Thuộc phần còn lại của khu vực Tây Nguyên sau khi hoàn thành đề án đánh giá tổng thể tiềm năng quặng bauxit Nam Việt Nam. Thuộc QH 1388, Chưa thực hiện

Lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 kết hợp với các điều tra tai biến địa chất, địa chất thủy văn,..., tìm kiếm phát hiện khoáng sản.

2.

Hiệu đính, lắp ghép bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 toàn quốc

Đến năm 2030, sẽ cơ bản hoàn thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, do thi công trong thời gian khác nhau (từ 1975 đến nay) nên nội dung không thống nhất giữa các nhóm tờ bản đồ (khoảng 150 nhóm tờ). Mặt khác, các thông tin về hiện trạng điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản có nhiều thay đổi. Do vậy, cần thiết phải biên tập bản đồ địa chất thống nhất, cập nhật các thông tin về khoáng sản phục vụ nhu cầu của các địa phương, bộ, ngành trong việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương.

- Hiệu đính, lắp ghép hoàn thiện nền bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 vùng miền núi phía Bắc.

- Cập nhật hiện trạng điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản.

- Biên tập, hiệu đính, thống nhất bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 toàn quốc.

3.

Lập bản đồ địa hóa đa mục tiêu (các khu vực: miền núi và trung du: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ)

Đặc điểm địa hóa đất và vỏ phong hóa các khu vực miền núi và trung du có vai trò quan trọng đối với các ngành nông, lâm nghiệp. Phân bố, chiều dày và đặc điểm vỏ phong hóa là yếu tố quan trọng gây ra trượt lở đất đá. Các kết quả điều tra địa hóa đất và vỏ phong hóa hiện có rất hạn chế, không đáp ứng nhu cầu của các bộ, ngành, địa phương. Cần thiết phải có điều tra địa hóa đất và vỏ phong hóa các khu vực miền núi và trung du để có các thông tin đầy đủ để phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp vùng, lãnh thổ.

- Lập bản đô địa hóa đất và vỏ phong hóa tỷ lệ 1:50.000 cho các khu vực.

- Xác định bề dày, diện phân bố, đặc điểm địa hóa, địa chất công trình của các loại vỏ phong hóa, lớp đất phủ trên các thành tạo địa chất khác nhau tại các khu vực miền núi và trung du.

- Xác định các dị thường địa hóa trong môi trường đất và vỏ phong hóa cung cấp thông tin cho các ngành, địa phương.

Xem chi tiết phụ lục II Tải về

Như vậy, có 07 nhóm các nhiệm vụ trọng tâm định hướng đến năm 2050 bao gồm:

- Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền

- Bay đo địa vật lý

- Điều tra địa chất đô thị

- Điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường

- Điều tra di sản địa chất

- Đánh giá tiềm năng khoáng sản

- Điều tra địa chất, khoáng sản biển

Ghi chú: Các nhiệm vụ thuộc Quy hoạch thi công trên phạm vi rộng (toàn quốc hoặc theo vùng) trong quá trình triển khai thi công có thể chia thành các nhiệm vụ thành phần theo khu vực hoặc theo cấu trúc địa chất, tùy thuộc vào đặc điểm địa chất, tiềm năng khoáng sản và nhu cầu sử dụng thông tin phục vụ phát triển kinh tế của trung ương, địa phương.

Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo Quyết định 1082/QĐ-BTNMT năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Máy và thiết bị đo từ trên máy bay trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải đảm bảo những yêu cầu chung nào?
Pháp luật
Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là gì? Cơ quan nào chủ trì lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký tham gia góp vốn điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản gồm những nội dung gì? Thời gian nộp hồ sơ?
Pháp luật
Hội đồng nghiệm thu đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cấp quản lý do ai quyết định thành lập? Hội đồng này có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Pháp luật
Báo cáo kết quả đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản gồm những nội dung nào? Hồ sơ trình thẩm định báo cáo kết quả đề án này gồm những gì?
Pháp luật
Có mấy nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Pháp luật
Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Pháp luật
Không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Công tác khai đào công trình trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
431 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: