Chứng từ chứng nhận xuất xứ mẫu C/O mẫu D mới được thay đổi ra sao? Khi nào áp dụng mẫu C/O mẫu D mới, mẫu cũ còn dùng được không?

Chứng từ chứng nhận xuất xứ mẫu C/O mẫu D mới được thay đổi ra sao? Khi nào áp dụng mẫu C/O mẫu D mới, mẫu cũ còn dùng không?- Câu hỏi của anh Mình từ Bình Định.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ C/O mẫu D hiện nay được quy định như thế nào, C/O mẫu D mới được thay đổi ra sao?

Căn cứ khoản 12 Điều 1 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 10/2022/TT-BCT quy định như sau:

Các định nghĩa
...
12. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa” là chứng từ chứng nhận hàng hóa xuất khẩu đáp ứng các quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BCT. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D; hoặc
b) Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D điện tử; hoặc
c) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Trong đó, cụ thể về C/O mẫu D được quy định tại Điều 7 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 10/2022/TT-BCT như sau:

C/O mẫu D
1. C/O mẫu D phải được làm bằng tiếng Anh, trên giấy màu trắng, khổ A4, phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Một bộ C/O gồm một bản chính và hai bản sao.
3. Mỗi C/O có một số tham chiếu riêng của tổ chức cấp C/O.
4. Mỗi C/O có chữ ký và con dấu của tổ chức cấp C/O. Chữ ký và con dấu của tổ chức cấp C/O có thể được ký tay và đóng dấu mực hoặc thực hiện dưới hình thức điện tử. Các Nước thành viên có thể chấp thuận chữ ký và con dấu dưới hình thức điện tử theo quy định của pháp luật nước mình.
5. Bản chính C/O do Nhà xuất khẩu gửi cho Nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu tại cảng hoặc nơi nhập khẩu. Bản thứ hai do tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu lưu. Bản thứ ba do Nhà xuất khẩu lưu.

Hiện nay mẫu chứng từ chứng nhận xuất xứ C/O mẫu D mới được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ mẫu C/O mẫu D mới được thay đổi ra sao? Khi nào áp dụng mẫu C/O mẫu D mới, mẫu cũ còn dùng được không?(Hình từ Internet)

Thực hiện mẫu C/O mẫu D mới được hướng dẫn như thế nào?

Trên cơ sở kết quả Phiên họp giữa kỳ SCAROO diễn ra ngày 21/4/2022 theo hình thức trực tuyến liên quan đến việc thực hiện OCP ATIGA mới đối với các chứng từ chứng nhận xuất xứ mẫu D được cấp kể từ ngày 01/5/2022. Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 1568/TCHQ-GSQL năm 2022 hướng dẫn về việc thực hiện C/O mẫu D mới như sau:

- Thể thức C/O cấp sau: Trường hợp C/O mẫu D được cấp sau ngày xuất khẩu, C/O phải được đánh dấu tích vào ô số 13 “Issued Retroactively” thay vì sau 03 ngày như trước đây.

- Bỏ cụm từ “Preferential Treatment Given under ASEAN Industrial Cooperation Scheme” tại ô số 4 và bỏ phần hướng dẫn về AICO tại dòng 1, dòng 2 mặt sau C/O.

- Sửa đổi dòng thứ 12 mặt sau C/O từ “Original CO (form D)” thành “Original Proof(s) of Origin”.

- Sửa đổi tại ô số 4 trên C/O từ “Signaturenof Authorised Signatory of the Importing Country” thành “Signature of Authorised Signatory of the Customs Authority of the Importing Country”

- C/O mẫu D gồm một bản chính và hai bản sao, bỏ quy định “Bản sao cac-bon” để chấp nhận C/O được in trên giấy A4.

Khi nào áp dụng mẫu C/O mẫu D mới, mẫu cũ còn dùng được không?

Hướng dẫn chi tiết vấn đề này, Công văn 1683/TCHQ-GSQL năm 2022 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn về thời gian chuyển đổi thực hiện C/O mẫu D mới.

Cụ thể, (bao gồm C/O truyền qua hệ thống một cửa quốc gia (C/O điện tử và C/O bản giấy) cụ thể như sau:

- Đối với C/O được cấp trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/5/2022 đến hết ngày 31/10/2022, cơ quan hải quan chấp nhận C/O mẫu D mẫu cũ (quy định tại Thông tư 19/2020/TT-BCT) và C/O mẫu D mới.

- Đối với C/O mẫu D được cấp kể từ ngày 01/11/2022, cơ quan hải quan chỉ chấp nhận C/O mẫu D được cấp theo mẫu mới.

Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2022/TT-BCT:

Quy định chuyển tiếp
C/O mẫu D theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 19/2020/TT-BCT được cấp đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2022 và được cơ quan hải quan chấp nhận trong thời hạn quy định tại Điều 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, mẫu C/O mẫu D mẫu cũ được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 19/2020/TT-BCT vẫn được cơ quan hải quan chấp nhận đến ngày 31/10/2022.

Còn sau thời gian này, tức là từ ngày 1/11/2022, thì cơ quan hải quan chỉ chấp nhận mẫu C/O mẫu D mới.

Thời hạn có hiệu lực của chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định như thế nào?

Về thời hạn có hiệu lực của chứng nhận xuất xứ hàng hóa, căn cứ Điều 15 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 10/2022/TT-BCT quy định:

Thời hạn hiệu lực của Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Để chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp hoặc kể từ ngày phát hành, và phải được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn đó.
2. Trường hợp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được nộp cho cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó vẫn được chấp nhận nếu việc không tuân thủ thời hạn nêu trên là do bất khả kháng hoặc do những nguyên nhân chính đáng khác nằm ngoài kiểm soát của Nhà xuất khẩu.
3. Trong các trường hợp nộp muộn khác, cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa được nhập khẩu trước khi hết thời hạn hiệu lực của Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho mình được không? Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành có hợp pháp?
Pháp luật
Có nghi ngờ về tiêu chí xuất xứ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan sẽ xử lý thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu theo Thông tư 33/2023/TT-BTC?
Pháp luật
Việc khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Chứng từ chứng nhận xuất xứ mẫu C/O mẫu D mới được thay đổi ra sao? Khi nào áp dụng mẫu C/O mẫu D mới, mẫu cũ còn dùng được không?
Pháp luật
Các loại thịt và các sản phẩm thịt nào phải nộp chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam?
Pháp luật
Tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Anh theo Hiệp định UKVFTA được quy định ra sao?
Pháp luật
Điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ Vương quốc Anh nhập khẩu vào Việt Nam theo UKVFTA là gì?
Pháp luật
Nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh theo UKVFTA trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ quan hải quan được từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định RCEP đối với các trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
6,608 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: