Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) tại Hiệp định Thương mại ASEAN sẽ được cấp muộn nhất 1 năm kể từ ngày xuất khẩu?

Tôi muốn hỏi về Hiệp định Thương mại ASEAN. Hồ sơ, cấp hồ sơ và chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong Hiệp định Thương mại ASEAN bao gồm những quy định như thế nào? Thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa như thế nào?

Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), và thực hiện kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 10/2022/TT-BCT được quy định như sau:

"Điều 5. Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O
1. Khi xuất khẩu hàng hoá, Nhà xuất khẩu hoặc Người được uỷ quyền nộp | đơn đề nghị cấp C/O kèm theo chứng từ cần thiết chứng minh hàng hóa xuất khẩu | đáp ứng điều kiện để được cấp CO.
2, Nhà xuất khẩu đủ điều kiện có thể nộp đơn đề nghị cấp C/O thay cho việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa."
"Điều 6. Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O
Tổ chức cấp C/O tiến hành kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O theo quy định để bảo đảm
1. Đơn đề nghị cấp C/O và C0 mẫu D được khai đầy đủ và được kỷ bơi người có thẩm quyền.
2. Xuất xứ của hàng hóa tuân thủ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT,
3. Những nội dung khác kê khai trên 10 phù hợp với chứng từ kèm theo.
4. Mô tả hàng hoá, số lượng và trọng lượng hàng hóa, ký hiệu và số kiện hàng, loại bao bì phù hợp với hàng hóa xuất khẩu.
5. Nhiều mặt hàng có thể được khai trên cùng một C0, với điều kiện từng mặt hàng phải đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa áp dụng với mặt hàng đó."

Như vậy, nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), và thực hiện kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O được quy định như trên.

Hồ sơ, cấp hồ sơ và chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong Hiệp định Thương mại ASEAN bao gồm những quy định như thế nào?

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) tại Hiệp định Thương mại ASEAN sẽ được cấp muộn nhất 1 năm kể từ ngày xuất khẩu?

Thực hiện cấp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 10/2022/TT-BCT về việc cấp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) như sau:

"Điều 10. Cấp C/O
1. Tùy thuộc vào việc xuất trình các chứng từ cần thiết, C/O được cấp trước hoặc vào thời điểm xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu được cấp có phải có xuất xứ theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 22/2016/TT-BCT.
2. Trong trường hợp ngoại lệ khi có không được cấp trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này do sai sót hoặc bỏ quên hoặc có lý do chính đáng khác, C/O có thể được cấp sau nhưng không quá 1 năm kể từ ngày xuất khẩu và phải đánh dấu vào ở "Issued Retractively."

Như vậy, việc thực hiện hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được quy định như trên.

Việc chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm những chứng từ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 10/2022/TT-BCT về việc chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm những chứng từ như sau:

"Điều 12. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện khi xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ được tự khai báo xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn thương mại.
2. Trường hợp không thể khai báo trên hóa đơn thương mại vào thời điểm xuất khẩu, nhà xuất khẩu đủ điều kiện có thể khai báo xuất xứ hàng hóa trên một trong các chứng từ sau:
a) Ban tuyên bố thanh toán Thông báo công nợ (billing statement).
b) Lệnh giao hàng (delivery order).
c) Phiều đóng gói hàng hóa (packing list).
Các chứng từ có nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa này được chấp nhận khi nộp kèm hóa đơn thương mại tại thời điểm nhập khẩu hàng hóa.
3. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải bao gồm đầy đủ các thông tin sau đây:
a) Thông tin chi tiết về nhà xuất khẩu đủ điều kiện, bao gồm mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa,
b) Mô tả hàng hóa đầy đủ chi tiết giúp xác định xuất xứ của hàng hóa, bao gồm:
(i) Tên hàng.
(ii) Mã HS ở cấp 6 số hoặc mã AHTN.
(iii) Tiêu chí xuất xử tương ứng.
(iv) Nước xuất xứ.
(v) Giá FOB trong trường hợp áp dụng tiêu chí Hàm lượng giá trị khu vực,
(vi) Số lượng hàng hóa.
(vii) Thương hiệu (nếu có).
(vii) Trong trường hợp phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, ghi bổ sung sổ tham chiếu và ngày phát hành Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu, nước xuất xứ và mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Nước xuất khẩu đầu tiên (nếu có).
c) Chứng nhận của người có thẩm quyền kỷ nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa của Nhà xuất khẩu đủ điều kiện, gồm:
(i) Cam kết rằng hàng hóa ghi trong chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa này đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa tại Chương 3 của Hiệp định ATIGA;
(ii) Chữ kỷ và tên của người kỷ.
4. Nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa phải được làm bằng tiếng Anh, được kỷ băng tay và in hoặc đóng dấu tên người có thẩm quyền ký khai báo xuất xứ hàng hóa.
5. Số tham chiếu và ngày của chứng từ có nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa được coi là vô tham chiếu và ngày phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
6. Trường hợp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa không đủ chỗ để kể khai toàn bộ các mặt hàng, có thể đính kèm Tờ khai bổ sung, Tờ khai bổ sung phai có đủ các thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều này.
7. Khoản 2 đến khoản 6 Điều này không áp dụng cho cơ chế thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bản ghi nhớ kỷ ngày 29 tháng 8 năm 2012 giữa các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a tại Xiêm-Riệp, Vương quốc Cam-pu-chia về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 (sau đây gọi là cơ chế thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa)."

Như vậy, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định như trên.

Thông tư 10/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ 16/07/2022.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp sẽ bị thu hồi trong các trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam như thế nào? Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu thì hồ sơ sẽ gồm những gì?
Pháp luật
Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể từ chối cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông qua những hình thức nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị tách Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)? Thương nhân muốn tách C/O thì làm thế nào?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng là mẫu nào? Hồ sơ gồm những gì?
Pháp luật
Không kê khai đủ mặt hàng trên cùng 1 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì thương nhân có được sử dụng Tờ khai bổ sung không?
Pháp luật
Thời gian xử lý hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi đối với thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh nộp hồ sơ dưới dạng bản giấy là bao lâu?
Pháp luật
Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp C/O có bị niêm yết công khai tên hay không?
Pháp luật
Chế độ Luồng Đỏ trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Luồng Thông thường là gì? Thương nhân áp dụng chế độ Luồng đỏ được chuyển sang Luồng Thông thường theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1,375 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào