Chế độ Luồng Đỏ trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi được hiểu như thế nào?
Chế độ Luồng Đỏ trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Luồng Xanh là chế độ ưu tiên trong quy trình cấp C/O ưu đãi, theo đó thương nhân được ưu tiên miễn, giảm, nộp chậm chứng từ, giảm thời gian cấp C/O và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình đề nghị cấp C/O;
2. Luồng Đỏ là chế độ cần kiểm soát trong quy trình cấp C/O ưu đãi, theo đó thương nhân phải nộp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa đối với tất cả các lô hàng, có thể được yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình đề nghị cấp C/O;
3. Luồng Thông thường là chế độ hiện hành trong quy trình cấp C/O ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Đồng thời, căn cứ Điều 8 Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định về yêu cầu đối với chế độ Luồng Đỏ như sau:
Yêu cầu đối với chế độ Luồng Đỏ
1. Hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi
Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ bắt buộc phải nộp hồ sơ đầy đủ (bản giấy và bản điện tử) các chứng từ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
2. Thời gian cấp C/O ưu đãi
Thời gian xử lý hồ sơ cấp C/O ưu đãi trong vòng 3 ngày làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ dưới dạng bản giấy theo quy định.
3. Kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất
Cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất đối với mặt hàng đề nghị cấp C/O ưu đãi lần đầu hoặc trong quá trình thương nhân đề nghị cấp C/O ưu đãi khi có nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa.
Như vậy, chế độ Luồng Đỏ là chế độ cần kiểm soát trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi.
Theo đó, thương nhân phải nộp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa đối với tất cả các lô hàng, có thể được yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Cụ thể:
(1) Yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi:
Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ bắt buộc phải nộp hồ sơ đầy đủ (bản giấy và bản điện tử) các chứng từ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
(2) Yêu cầu đối với thời gian cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi
Thời gian xử lý hồ sơ cấp C/O ưu đãi trong vòng 3 ngày làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ dưới dạng bản giấy theo quy định.
(3) Yêu cầu về kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất:
Cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất đối với mặt hàng đề nghị cấp C/O ưu đãi lần đầu hoặc trong quá trình thương nhân đề nghị cấp C/O ưu đãi khi có nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa.
Chế độ Luồng Đỏ trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)
Mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ được xác định theo tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định về tiêu chí xác định mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ như sau:
Tiêu chí xác định mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ
1. Mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ được xác định theo tiêu chí sau:
a) Mặt hàng có nguy cơ cao gian lận xuất xứ hàng hóa để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu hoặc hưởng lợi từ cam kết thuế quan ưu đãi mà nước nhập khẩu dành cho Việt Nam; hoặc
b) Mặt hàng có lượng C/O thuộc diện điều tra xác minh xuất xứ hàng hóa tăng đáng kể và bất thường theo đề nghị của nước nhập khẩu.
2. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông báo bằng văn bản danh mục mặt hàng thuộc chế độ Luồng Đỏ theo từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể.
Như vậy, theo quy định, mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ được xác định theo các tiêu chí sau đây:
(1) Mặt hàng có nguy cơ cao gian lận xuất xứ hàng hóa để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu hoặc hưởng lợi từ cam kết thuế quan ưu đãi mà nước nhập khẩu dành cho Việt Nam; hoặc
(2) Mặt hàng có lượng C/O thuộc diện điều tra xác minh xuất xứ hàng hóa tăng đáng kể và bất thường theo đề nghị của nước nhập khẩu.
Cơ quan, tổ chức cấp cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi
1. Triển khai phân luồng, hướng dẫn thương nhân lập hồ sơ đề nghị tham gia thí điểm phân luồng doanh nghiệp trong thủ tục cấp C/O ưu đãi;
2. Lập báo cáo định kỳ hàng quý gửi Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) về thực hiện phân luồng tại tổ chức cấp;
3. Theo dõi, báo cáo tình hình bất thường trong quá trình cấp C/O ưu đãi và giúp thương nhân nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật;
4. Phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trong công tác kiểm tra thực tế hàng hóa, cơ sở sản xuất và xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi báo cáo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) có ý kiến về việc kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của thương nhân để làm cơ sở cho việc phân luồng.
Như vậy, cơ quan, tổ chức cấp cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi có các trách nhiệm sau đây:
(1) Triển khai phân luồng, hướng dẫn thương nhân lập hồ sơ đề nghị tham gia thí điểm phân luồng doanh nghiệp trong thủ tục cấp C/O ưu đãi;
(2) Lập báo cáo định kỳ hàng quý gửi Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) về thực hiện phân luồng tại tổ chức cấp;
(3) Theo dõi, báo cáo tình hình bất thường trong quá trình cấp C/O ưu đãi và giúp thương nhân nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật;
(4) Phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu trong công tác kiểm tra thực tế hàng hóa, cơ sở sản xuất và xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi báo cáo Cục Xuất nhập khẩu có ý kiến về việc kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của thương nhân để làm cơ sở cho việc phân luồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
- Trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không qua mạng theo phương thức một giai đoạn, nhà thầu xếp hạng thứ mấy thì được mời đến thương thảo hợp đồng?
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?