Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15?

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15? Anh N ở Cà Mau.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15?

Nghị quyết 103/2023/QH15 đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, liên quan đến vấn đề chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường được chỉ đạo như sau:

Tập trung thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó tập trung hoàn thiện trình Quốc hội Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; ưu tiên bố trí các nguồn lực, đẩy nhanh thực hiện các dự án trọng điểm về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở đất, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven biển, khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc.

Tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập và ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước; đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.

Tập trung triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) và các luật có liên quan sau khi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành.

Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên phục vụ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Quyết liệt triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các cam kết tại COP26 theo đúng chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, phấn đấu đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050 và thực hiện Tuyên bố chính trị về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP); đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen; hoàn thành khảo sát, đánh giá năng lượng tái tạo ngoài khơi.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15?

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15? (Hình ảnh từ Internet)

Có những quan điểm nào về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam tại Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018?

Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 thì những quan điểm về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam bao gồm:

(1) Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.

(2) Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.

(3) Giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá biển đi đôi với xây dựng xã hội gắn kết, thân thiện với biển; bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở công bằng, bình đẳng, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

(4) Tăng cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đẩy mạnh đầu tư vào bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái từ đất liền ra biển. Gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu.

(5) Lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển; kết hợp huy động các nguồn lực trong và ngoài nước. Chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp tác quốc tế, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Hoạt động bảo vệ môi trường là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Như vậy, khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường được hiểu theo định nghĩa nêu trên.

Biến đổi khí hậu Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Biến đổi khí hậu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tác động của biến đổi khí hậu có là căn cứ lập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo hay không?
Pháp luật
Việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu theo lĩnh vực, khu vực cụ thể cần căn cứ vào nội dung gì?
Pháp luật
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống kinh tế bao gồm những hoạt động nào theo quy định?
Pháp luật
Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu làm việc theo nguyên tắc nào? Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu có nhiệm vụ như thế nào?
Pháp luật
Đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường, nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Công Thương cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Đề xuất hồ sơ đăng ký nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Công Thương gồm những tài liệu gì?
Pháp luật
Thành viên Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu làm việc theo chế độ nào?
Pháp luật
Hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch được quy định như thế nào?
Pháp luật
Danh mục chiến lược, quy hoạch phải thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biến đổi khí hậu
372 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biến đổi khí hậu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào