|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 36-NQ/TW 2018 chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030
Số hiệu:
|
36-NQ/TW
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Ban Chấp hành Trung ương
|
|
Người ký:
|
***
|
Ngày ban hành:
|
22/10/2018
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BAN
CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
|
Số:
36-NQ/TW
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2018
|
NGHỊ
QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TÁM
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII
VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
I- TÌNH HÌNH VÀ
NGUYÊN NHÂN
Sau 10 năm thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4 khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nhận
thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị
trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc
gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững;
công tác tìm kiếm cứu nạn, an toàn hàng hải cơ bản được bảo đảm; công tác đối
ngoại, hợp tác quốc tế về biển được triển khai chủ động, toàn diện. Kinh tế biển,
các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết
cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân
vùng biển được cải thiện. Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn
nhân lực về biển đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác quản lý, khai thác,
sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng được chú trọng. Hệ thống chính sách, pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước
về biển, đảo từng bước được hoàn thiện và phát huy hiệu lực, hiệu quả.
Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị
quyết vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức trong phát triển bền
vững kinh tế biển. Phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hoà với phát triển
xã hội và bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ an ninh, an toàn, phối hợp tìm kiếm
cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với sự cố môi trường trên biển còn nhiều bất cập. Một
số chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra chưa đạt được; lợi thế, tiềm năng là cửa ngõ vươn
ra thế giới chưa được phát huy đầy đủ; việc thực hiện chủ trương phát triển một
số ngành kinh tế biển mũi nhọn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Sự liên kết giữa
các vùng biển, ven biển; vùng ven biển với vùng nội địa; địa phương có biển với
địa phương không có biển và giữa các ngành, lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu
quả. Ô nhiễm môi trường biển ở nhiều nơi còn diễn ra nghiêm trọng, ô nhiễm rác
thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học
biển bị suy giảm; một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; công tác ứng phó
với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, biển xâm thực còn nhiều hạn chế, bất cập.
Khoa học và công nghệ, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực biển chưa trở
thành nhân tố then chốt trong phát triển bền vững kinh tế biển. Hợp tác quốc tế
về biển chưa hiệu quả. Khoảng cách giàu - nghèo của người dân ven biển có xu hướng
ngày càng tăng. Việc giữ gìn giá trị, phát huy bản sắc văn hoá biển chưa được
quan tâm đúng mức.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên
có nguyên nhân khách quan, song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức của
các cấp, các ngành, địa phương và người dân, doanh nghiệp về vai trò, vị trí của
biển, phát triển bền vững kinh tế biển chưa đầy đủ; phương thức quản lý tổng hợp,
thống nhất về biển dựa trên hệ sinh thái chưa theo kịp với yêu cầu phát triển
và xu thế thời đại. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết của một
số cấp uỷ, chính quyền còn thiếu thường xuyên, quyết liệt. Chính sách, pháp luật
về biển chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, một số chủ trương lớn của Đảng chưa được thể
chế hoá kịp thời. Công tác quản lý nhà nước về biển, đảo còn nhiều bất cập.
Công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng, địa
phương liên quan đến biển còn thiếu tính tổng thể, liên kết. Mô hình tổ chức và
công tác quản lý đối với một số tập đoàn kinh tế biển còn nhiều yếu kém, chậm
được khắc phục. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn
nhân lực biển còn hạn chế; công tác đào tạo, dạy nghề, hỗ trợ chuyển đổi việc
làm cho người dân ven biển chưa đáp ứng được yêu cầu.
II- QUAN
ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Bối cảnh,
tình hình
Dự báo trong thời gian tới, tình
hình quốc tế tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự cạnh tranh chiến
lược giữa các nước lớn, tranh chấp chủ quyền ranh giới biển và sự bất đồng giữa
các nước tại Biển Đông. Ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, biến đổi khí hậu,
nước biển dâng đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Phát triển bền vững, hài
hoà giữa phát triển với bảo tồn biển trở thành xu thế chủ đạo. Toàn cầu hoá và
cách mạng khoa học - công nghệ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Ở trong nước,
ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững; thích ứng với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng; an ninh, trật tự, an toàn xã hội vẫn là những khó khăn, thách thức lớn.
2. Quan
điểm
(1) Thống nhất tư tưởng, nhận thức
về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Biển là bộ phận cấu
thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao
lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt
Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh
vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm
quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường
đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định
cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người
dân Việt Nam.
(2) Phát triển bền vững kinh tế
biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái
biển; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn
và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển;
tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo
động lực phát triển kinh tế đất nước.
(3) Giữ gìn giá trị, phát huy
truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá biển đi đôi với xây dựng xã hội gắn kết,
thân thiện với biển; bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người
dân đối với phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở công bằng, bình đẳng,
tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
(4) Tăng cường quản lý tổng hợp,
thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học, các
hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển
dâng. Đẩy mạnh đầu tư vào bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học, phục
hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái từ đất liền ra
biển. Gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi
trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu.
(5) Lấy khoa học, công nghệ tiên
tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá. Ưu tiên đầu
tư ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản, đào tạo nguồn
nhân lực về biển; kết hợp huy động các nguồn lực trong và ngoài nước. Chủ động,
nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp tác quốc tế, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến
lược hàng đầu thế giới có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên
nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam.
3. Mục
tiêu đến năm 2030
a) Mục tiêu tổng quát
Đưa Việt Nam trở thành quốc gia
biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình
thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển
dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ
biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những
thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy
phát triển bền vững kinh tế biển.
b) Mục tiêu cụ thể
- Các chỉ tiêu tổng hợp: Các chỉ
tiêu về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ theo chuẩn mực quốc tế đạt
mức thuộc nhóm nước trung bình cao trở lên trên thế giới. Hầu hết các hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến biển, đảo được thực hiện theo nguyên
tắc quản lý tổng hợp phù hợp với hệ sinh thái biển.
- Về kinh tế biển: Các ngành kinh
tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố
ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước. Các ngành kinh tế biển phát triển bền vững
theo các chuẩn mực quốc tế; kiểm soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng
phục hồi của hệ sinh thái biển.
- Về xã hội: Chỉ số phát triển
con người (HDI) của các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình của cả
nước; thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển gấp từ 1,2
lần trở lên so với thu nhập bình quân của cả nước. Các đảo có người dân sinh sống
có hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đầy đủ, đặc biệt là điện, nước ngọt, thông
tin liên lạc, y tế, giáo dục...
- Về khoa học, công nghệ, phát
triển nguồn nhân lực biển: Tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ
tiên tiến và thuộc nhóm nước dẫn đầu trong ASEAN, có một số lĩnh vực khoa học
và công nghệ biển đạt trình độ tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ
biển có năng lực, trình độ cao.
- Về môi trường, ứng phó với biến
đổi khí hậu, nước biển dâng:
Đánh giá được tiềm năng, giá trị
các tài nguyên biển quan trọng. Tối thiểu 50% diện tích vùng biển Việt Nam được
điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỉ lệ bản đồ 1: 500.000 và điều
tra tỉ lệ lớn ở một số vùng trọng điểm. Thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hoá về biển,
đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia sẻ và cập nhật.
Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng
kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa
đại dương. Ở các tỉnh, thành phố ven biển, 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn
sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường; 100% khu kinh tế, khu
công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững,
sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có hệ thống
xử lý nước thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường.
Quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh
thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt
tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; phục hồi diện tích rừng ngập
mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000.
Năng lực dự báo, cảnh báo thiên
tai, động đất, sóng thần, quan trắc, giám sát môi trường biển, biến đổi khí hậu,
nước biển dâng, bao gồm cả thông qua việc ứng dụng công nghệ vũ trụ và trí tuệ
nhân tạo, đạt trình độ ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Có biện
pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn,
xói lở bờ biển.
4. Tầm
nhìn đến năm 2045
Việt Nam trở thành quốc gia biển
mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp
quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công
nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách
nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.
III- MỘT
SỐ CHỦ TRƯƠNG LỚN VÀ KHÂU ĐỘT PHÁ
1. Một số
chủ trương lớn
(1) Phát triển kinh tế biển và
ven biển
a) Phát triển các ngành kinh tế
biển
Đến năm 2030, phát triển thành
công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch
vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản
biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6)
Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. Cụ thể:
- Du lịch và dịch vụ biển: Chú trọng
đầu tư hạ tầng du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế
tham gia phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng,
các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven biển; xây dựng,
phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển
đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản
thiên nhiên, văn hoá, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với các tuyến
du lịch quốc tế để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới. Nghiên cứu
thí điểm phát triển du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ. Tăng cường năng lực
tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; đẩy mạnh các hoạt động thám hiểm khoa học; chú trọng
công tác giáo dục, y tế biển... Hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân ven biển
chuyển đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến biển
sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc làm mới ổn định, nâng cao thu
nhập cho người dân.
- Kinh tế hàng hải: Trọng tâm là
khai thác có hiệu quả các cảng biển và dịch vụ vận tải biển. Quy hoạch, xây dựng,
tổ chức khai thác đồng bộ, có hiệu quả các cảng biển tổng hợp, cảng trung chuyển
quốc tế, cảng chuyên dùng gắn với các dịch vụ hỗ trợ; xây dựng hoàn thiện hạ tầng
logistics và các tuyến đường giao thông, kết nối liên thông các cảng biển với
các vùng, miền, địa phương trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển đội tàu vận
tải biển với cơ cấu hợp lý, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch
vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa, tham gia sâu vào các chuỗi cung
ứng vận tải, từng bước gia tăng, chiếm lĩnh thị phần quốc tế.
- Khai thác dầu khí và các tài
nguyên, khoáng sản biển khác: Nâng cao năng lực của ngành Dầu khí và các ngành
tài nguyên, khoáng sản biển khác; từng bước làm chủ công tác tìm kiếm, thăm dò,
khai thác, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong thời kỳ mới. Đẩy mạnh
công tác tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng dầu khí; nghiên cứu, thăm dò các
bể trầm tích mới, các dạng hydrocarbon phi truyền thống; gắn việc tìm kiếm,
thăm dò dầu khí với điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng các tài nguyên,
khoáng sản biển khác, khoáng sản biển sâu, đặc biệt là các khoáng sản có trữ lượng
lớn, giá trị cao, có ý nghĩa chiến lược. Nâng cao hiệu quả khai thác các tài
nguyên khoáng sản biển gắn với chế biến sâu; kết hợp hài hoà giữa khai thác, chế
biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển.
- Nuôi trồng và khai thác hải sản:
Chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản theo phương thức truyền thống sang công
nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản theo hướng
giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác tại các vùng biển xa bờ và viễn dương
phù hợp với từng vùng biển và khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển đi đôi với
thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân.
Thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững, tăng cường bảo vệ,
tái sinh nguồn lợi hải sản, nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính tận diệt.
Hiện đại hoá công tác quản lý nghề cá trên biển; đẩy mạnh liên kết sản xuất
theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xây dựng một số
doanh nghiệp mạnh tham gia khai thác hải sản xa bờ và hợp tác khai thác viễn
dương. Đầu tư nâng cấp các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền, tổ chức tốt
dịch vụ hậu cần nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong
nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến hải sản, tạo ra các sản phẩm chủ lực,
có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Công nghiệp ven biển: Phải dựa
trên cơ sở quy hoạch, cân nhắc lợi thế về điều kiện tự nhiên của từng vùng, ưu
tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường,
công nghiệp nền tảng, công nghệ nguồn. Phát triển hợp lý các ngành sửa chữa và
đóng tàu, lọc hoá dầu, năng lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công
nghiệp phụ trợ.
- Năng lượng tái tạo và các ngành
kinh tế biển mới: Thúc đẩy đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời
và các dạng năng lượng tái tạo khác. Phát triển ngành chế tạo thiết bị phục vụ
ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, tiến tới làm chủ một số công nghệ, thiết
kế, chế tạo và sản xuất thiết bị; ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng tái tạo
trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quan tâm
phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học
biển như dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển…
b) Phát triển đồng bộ, từng bước
hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển
Tập trung xây dựng và nhân rộng
các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành
và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh. Khu kinh tế ven biển phải đóng
vai trò chủ đạo trong phát triển vùng và gắn kết liên vùng. Đổi mới tư duy
trong xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống đô thị
ven biển có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại theo mô
hình, tiêu chí tăng trưởng xanh, đô thị thông minh. Đẩy nhanh xây dựng hoàn thiện
kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển theo hướng tiếp cận
mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư,
thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao; giải quyết tốt vấn đề môi trường, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống
người dân.
(2) Phát triển các vùng biển dựa
trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hoà giữa bảo tồn và phát triển
Quy hoạch không gian biển theo
các vùng bảo vệ - bảo tồn, vùng đệm và vùng phát triển kinh tế - xã hội để phát
triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều
kiện tự nhiên, vị trí địa lý, bản sắc văn hoá, tính đa dạng của hệ sinh thái, bảo
đảm tính liên kết vùng, giữa địa phương có biển và không có biển.
- Vùng biển và ven biển phía Bắc
(Quảng Ninh - Ninh Bình): Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở
thành trung tâm kinh tế biển; là cửa ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ gắn với cảng quốc tế Lạch Huyện; phát triển Quảng Ninh trở thành
trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của
khu vực và thế giới.
- Vùng biển và ven biển Bắc Trung
Bộ, Duyên hải Trung Bộ (Thanh Hoá - Bình Thuận): Phát triển các cảng biển nước
sâu trung chuyển quốc tế, cảng biển chuyên dụng gắn với các khu liên hợp công
nghiệp, dầu khí, điện, năng lượng tái tạo, công nghiệp sạch; phát triển các
trung tâm du lịch lớn; nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần
và hạ tầng nghề cá.
- Vùng biển và ven biển Đông Nam
Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh): Phát triển cảng biển container
quốc tế, dịch vụ hậu cần cảng biển, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, công nghiệp
khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ ngành Dầu khí.
- Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ
(Tiền Giang - Cà Mau - Kiên Giang): Tập trung xây dựng phát triển Phú Quốc
thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế; phát triển
công nghiệp khí, chế biến khí, điện khí, năng lượng tái tạo, nuôi trồng, khai
thác hải sản, dịch vụ hậu cần, hạ tầng nghề cá; kết nối với các trung tâm kinh
tế lớn trong khu vực và thế giới.
(3) Bảo vệ môi trường, bảo tồn,
phát triển bền vững đa dạng sinh học biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
nước biển dâng và phòng, chống thiên tai
Mở rộng diện tích, thành lập mới
các khu vực bảo tồn biển trên cơ sở quy hoạch không gian biển quốc gia; chú trọng
bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái, đặc biệt là các rạn san
hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển; bảo đảm tính toàn vẹn
và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất liền và biển.
Xây dựng các tiêu chí, yêu cầu kỹ
thuật nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế về môi trường đối với các dự án đầu tư có
nguy cơ ô nhiễm môi trường cao khu vực ven biển, bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn
không để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu và xử lý hiệu quả
các nguồn gây ô nhiễm. Đầu tư xây dựng, củng cố lực lượng, trang thiết bị giám
sát, cảnh báo tự động về chất lượng môi trường, ứng phó với sự cố môi trường,
hoá chất độc hại trên biển; quản lý rác thải biển, nhất là rác thải nhựa; cải
thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển.
Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo,
chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, động đất, sóng thần,
thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên cơ sở ứng dụng khoa học,
công nghệ tiên tiến, đặc biệt là áp dụng các mô hình thông minh có khả năng
thích ứng, chống chịu với thiên tai và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống biển xâm thực, xói lở bờ biển, ngập lụt,
xâm nhập mặn...
(4) Nâng cao đời sống nhân dân,
xây dựng văn hoá biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển
Nâng cao đời sống, bảo đảm an
ninh, an toàn cho dân cư vùng ven biển, trên đảo và những người lao động trên
biển. Chú trọng phát triển các thiết chế văn hoá cho cộng đồng dân cư biển và
ven biển; phát huy bản sắc, giá trị lịch sử và văn hoá dân tộc, tri thức tốt đẹp
trong ứng xử với biển, coi đây là nền tảng quan trọng để xây dựng văn hoá biển.
Bảo tồn không gian văn hoá, kiến trúc và di sản thiên nhiên. Nâng cao nhận thức
về biển và đại dương, xây dựng xã hội, ý thức, lối sống, hành vi văn hoá gắn
bó, thân thiện với biển. Phát huy tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng
dân cư vùng biển, ven biển. Bảo đảm quyền tiếp cận, tham gia, hưởng lợi và
trách nhiệm của người dân đối với biển một cách công bằng, bình đẳng.
(5) Bảo đảm quốc phòng, an ninh,
đối ngoại và hợp tác quốc tế
Xây dựng lực lượng vũ trang cách
mạng chính quy, tinh nhuệ theo hướng hiện đại, ưu tiên hiện đại hoá một số quân
chủng, binh chủng, lực lượng thực thi pháp luật trên biển; không ngừng củng cố,
tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân khu vực
biển; bảo đảm năng lực xử lý tốt các tình huống trên biển, giữ vững độc lập, chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển.
Nâng cao năng lực ứng phó với các mối đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền
thống, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu lợi dụng các vấn đề về biển, đảo để chống phá. Kiên trì xây dựng và
duy trì môi trường hoà bình, ổn định và trật tự pháp lý trên biển, tạo cơ sở
cho việc khai thác và sử dụng biển an toàn, hiệu quả. Tăng cường và mở rộng
quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế, chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào
nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc bảo tồn, sử dụng bền vững biển và
đại dương; tranh thủ tối đa các nguồn lực, sự hỗ trợ quốc tế để nâng cao năng lực
quản lý và khai thác biển, trong đó chú trọng các lĩnh vực khoa học, công nghệ,
tri thức và đào tạo nguồn nhân lực.
2. Một số
khâu đột phá
(1) Hoàn thiện thể chế phát triển
bền vững kinh tế biển, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển
mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức
cạnh tranh quốc tế của các ngành kinh tế biển, các vùng biển, ven biển; hoàn
thiện cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển. Rà soát, điều chỉnh, bổ
sung và lập mới các quy hoạch liên quan đến biển, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ
giữa các ngành, địa phương.
(2) Phát triển khoa học, công nghệ
và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận
dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, khoa học, công nghệ mới, thu hút
chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, nhân lực chất lượng cao.
(3) Phát triển kết cấu hạ tầng đa
mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả
nước, các khu công nghiệp, khu đô thị, các vùng biển với các cảng biển dựa trên
hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây giữa
các vùng trong nước và với quốc tế.
IV- CÁC
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững biển,
tạo đồng thuận trong toàn xã hội
Nâng cao nhận thức, tăng cường sự
lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền trong tổ chức thực hiện, kiểm
tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, giải pháp về phát
triển bền vững kinh tế biển. Nâng cao hiệu quả, đa dạng hoá các hình thức, nội
dung tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển,
đảo, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam trong toàn hệ thống
chính trị, trong nhân dân, đồng bào ta ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế; khẳng
định chủ trương nhất quán của Việt Nam là duy trì môi trường hoà bình, ổn định,
tôn trọng luật pháp quốc tế trên biển. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, tổ chức đoàn thể các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp
nhân dân giám sát và phản biện xã hội việc thực hiện Nghị quyết.
2. Hoàn thiện thể chế, chính
sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển
Rà soát, hoàn thiện hệ thống
chính sách, pháp luật về biển theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm tính khả
thi, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với chuẩn mực luật pháp và điều ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để huy động các nguồn lực
trong và ngoài nước cho đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển khoa học, công nghệ,
nguồn nhân lực và chuyển giao tri thức về biển. Tích cực tham gia và chủ động
thúc đẩy hình thành cơ chế toàn cầu và khu vực liên quan đến biển và đại dương.
Kiện toàn hệ thống cơ quan quản
lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển từ Trung ương đến địa phương bảo đảm
hiện đại, đồng bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyên môn cao. Nâng
cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, giữa Trung ương với địa phương về công
tác biển, đảo. Kiện toàn cơ quan điều phối liên ngành chỉ đạo thống nhất việc
thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển do Thủ tướng Chính phủ đứng
đầu; tăng cường năng lực cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ là cơ quan thường trực giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà
nước tổng hợp và thống nhất về biển, đảo.
Kiện toàn mô hình tổ chức, nâng
cao năng lực quản lý các đảo, quần đảo và vùng ven biển. Thực hiện bố trí dân
cư trên các đảo gắn với chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất theo hướng thân thiện
với biển và môi trường biển.
Rà soát, bổ sung và xây dựng mới
đồng bộ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển, đảo theo hướng
quản lý tổng hợp, phù hợp với hệ sinh thái biển, bảo đảm sự gắn kết hài hoà, đồng
bộ giữa bảo tồn và phát triển các vùng đất liền, vùng ven bờ, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa. Khẩn trương xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc
gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
3. Phát triển khoa học, công nghệ
và tăng cường điều tra cơ bản biển
Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng
các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến; đẩy mạnh nghiên cứu, xác lập luận
cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển
bền vững kinh tế biển.
Ưu tiên đầu tư cho công tác điều
tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực biển; hình
thành các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học biển, khai thác đáy
biển sâu, công nghệ vũ trụ trong giám sát biển đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực. Đánh giá tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hệ sinh
thái và các ngành, lĩnh vực kinh tế biển như hàng hải, khai thác, nuôi trồng,
chế biến thuỷ, hải sản, năng lượng tái tạo, thông tin và công nghệ số, sinh dược
học biển, thiết bị tự vận hành ngầm… Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương
trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; mở rộng
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong điều tra, nghiên cứu ở các vùng biển quốc
tế. Đầu tư đội tàu nghiên cứu biển tiên tiến, thiết bị ngầm dưới biển có khả
năng nghiên cứu ở các vùng biển sâu.
4. Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực biển
Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận
thức, kiến thức, hiểu biết về biển, đại dương, kỹ năng sinh tồn, thích ứng với
biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, tránh thiên tai cho học sinh, sinh
viên trong tất cả các bậc học, cấp học. Phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng
cao phù hợp với nhu cầu thị trường; có cơ chế, chính sách đặc biệt thu hút nhân
tài, từng bước hình thành đội ngũ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đạt
trình độ quốc tế, có chuyên môn sâu về biển và đại dương.
Có cơ chế hỗ trợ, nâng cao chất
lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nguồn nhân lực biển đạt trình
độ tiên tiến trong khu vực. Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, đáp ứng
yêu cầu lao động của các ngành kinh tế biển và việc chuyển đổi nghề của người
dân.
5. Tăng cường năng lực bảo đảm quốc
phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển
Hoàn thiện tổ chức các lực lượng
bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển. Đầu tư trang thiết bị
hiện đại, chú trọng đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và
tăng cường khả năng hiệp đồng, tác chiến của các lực lượng tham gia bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của
đất nước. Xây dựng lực lượng công an khu vực ven biển, đảo, các khu đô thị, khu
kinh tế, khu công nghiệp ven biển vững mạnh, làm nòng cốt bảo đảm an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội vùng biển, đảo. Nâng cao năng lực hoạt động của
các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên
tai, cứu nạn, cứu hộ, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng khu vực biển,
đảo; bảo đảm an ninh, an toàn cho dân cư, người lao động và các hoạt động kinh
tế khu vực biển; xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận
an ninh nhân dân vùng biển, đảo.
6. Chủ động tăng cường và mở rộng
quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển
Thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá; chủ động, nâng cao hiệu quả hội
nhập quốc tế; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp
pháp, chính đáng của quốc gia trên biển, đồng thời chủ động, tích cực giải quyết,
xử lý các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng các biện pháp hoà bình trên
cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định và hợp
tác để phát triển. Tăng cường quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn
diện và các nước bạn bè truyền thống, các nước có tiềm lực về biển, các nước có
chung lợi ích trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có
lợi và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chủ động, tích cực tham gia các diễn đàn
quốc tế và khu vực, nhất là các hoạt động hợp tác biển trong khuôn khổ ASEAN;
phối hợp với các nước thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các
bên trên Biển Đông (DOC), thúc đẩy ký Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc
tế về quản lý, sử dụng, bảo tồn bền vững biển, đại dương; thực hiện nghiêm túc
các điều ước, thoả thuận khu vực và quốc tế về biển, đại dương mà Việt Nam đã
tham gia; nghiên cứu tham gia các điều ước quốc tế quan trọng về biển, trước mắt
ưu tiên các lĩnh vực về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa
học biển; đẩy mạnh tham gia nghiên cứu khoa học, khảo sát, thăm dò, khai thác
tài nguyên tại các vùng biển quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ sự hỗ
trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế và khu vực để phát triển nguồn nhân lực,
cơ sở hạ tầng vùng biển, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào các ngành
kinh tế biển, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi
khí hậu, nước biển dâng.
7. Huy động nguồn lực, khuyến
khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển, xây dựng các
tập đoàn kinh tế biển mạnh
Đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ các
thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Chủ động thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên
tiến từ các nước phát triển. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển
các huyện đảo, xã đảo tiền tiêu, xa bờ; xã hội hoá đầu tư kết cấu hạ tầng biển,
đảo, các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển. Khuyến khích phát triển các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tập đoàn kinh tế biển mạnh hoạt
động sản xuất kinh doanh trên biển, đặc biệt là ở các vùng biển xa bờ, viễn
dương. Tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành kinh tế biển,
bảo đảm nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh
tranh.
V- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban
đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức học tập,
quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết; xây dựng và tổ chức thực hiện chương
trình, kế hoạch hành động với các mục tiêu, tiêu chí, nhiệm vụ, giải pháp, nguồn
lực, cơ chế kiểm tra, giám sát, cơ quan chịu trách nhiệm và lộ trình chi tiết để
cụ thể hoá, thể chế hoá Nghị quyết trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
mình; tăng cường lãnh đạo, tạo sự thống nhất cả về nhận thức và hành động trong
việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo
công tác xây dựng luật, pháp lệnh, ưu tiên các dự án luật trực tiếp phục vụ triển
khai thực hiện Nghị quyết; tăng cường giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội đối với phát triển bền vững
kinh tế biển Việt Nam.
3. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ
đạo ban hành kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm, cụ thể hoá các quan điểm, mục
tiêu và định hướng chiến lược của Nghị quyết; xác định rõ các nhiệm vụ cấp
bách, nhiệm vụ thường xuyên, có lộ trình và phân công cụ thể. Tăng cường năng lực,
vai trò quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế điều phối liên ngành trong quản lý
nhà nước về biển, đảo. Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, bộ, ngành, địa phương rà
soát, điều chỉnh, bổ sung các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình
phát triển có liên quan; hoàn thiện đồng bộ các văn bản dưới luật, cơ chế,
chính sách phát triển bền vững kinh tế biển phù hợp với tình hình và điều kiện
của mỗi vùng, miền, địa phương; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình
hình thực hiện.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức việc học tập, quán triệt, tuyên
truyền thực hiện Nghị quyết; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong
nhân dân về vị trí, vai trò của biển và Chiến lược phát triển bền vững kinh tế
biển Việt Nam.
5. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh vận động các tầng
lớp nhân dân tích cực tham gia, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
6. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai
tổ chức thực hiện Nghị quyết và định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị,
Ban Bí thư.
Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
CENTRAL COMMITTEE
--------
|
THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM
---------------
|
No: 36-NQ/TW
|
Hanoi, October 22, 2018
|
RESOLUTION OF THE 8TH MEETING
OF THE 12TH CENTRAL COMMITTEE OF THE COMMUNIST PARTY ON THE STRATEGY FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF VIETNAM’S
SEA-BASED ECONOMY BY 2030, VISION TO 2045 I. SITUATION AND
REASONS After 10 years
implementing the Resolution of the 4th Meeting of the 10th Central
Committee of the Communist Party on Vietnam’s sea-based economic strategy by
2020, the awareness of the whole political system and Vietnamese citizens and
expatriates on the role of the seas and islands in developing the economy and
protecting the national sovereignty has been obviously improved. The national
sovereignty and security on seas have been sustained; the searching, rescuing
and maritime safety activities have been carried out; and foreign affairs and
international cooperation regarding the seas have been actively carried out in
a wholesome manner. The sea-based economy of sea areas and coastal areas has
become the driving force for the national development; the infrastructure
system has gained attention from the investors; and the material life and
mental life of people living in the sea areas have been improved. Scientific
research, basic investigation and maritime human resource development have
achieved positive outcomes. The activities in managing, extracting, using and
protecting the sea resources and environment, as well as responding to climate
change and sea level rise have gained high attention. The policy system, law
system and state management system regarding the seas and islands have been
improved step by step and have become effective. However,
the implementation of the Resolution has been restricted, poorly carried out
and has met difficulties during the process of sustainable development of the
sea-based economy. The sea-based economic development has not been in harmony
with the social development and the environmental protection. Security and
safety activities, in combination with rescue activities and activities in
responding to the sea environmental problems have met multiple difficulties.
Certain targets and assigned tasks have not been completed; the advantage and
potential to continue our global extension have not been fully improved; and
the implementation of the policy on development of certain key sea-based
economic sectors has not satisfied the requirements. The association between
coastal areas, between coastal areas and inland areas, between coastal and
non-coastal provinces, between sectors and between fields has been poorly
formed and has become ineffective. Pollution at certain sea areas has become
serious and plastic waste pollution has become an urgent problem; the marine
ecosystems and marine biodiversity have become weak; certain sea resources have
been overexploited; and the activities in responding to climate change, sea
level rise and coastal erosion have been restricted and have met multiple
difficulties. Science and technology, basic investigation and marine human
resource development have not become the essential factor in developing a
sustainable sea-based economy. The international cooperation in protecting the
seas has not been effective. The gap between the rich and poor people living in
the coastal regions has been increasing. And the maintenance of sea quality and
promotion of fine sea culture have not been paid attention so far. The
above restrictions and weaknesses have been caused by objective reasons;
however, they have been mainly caused by subjective reasons. The awareness of
levels, sectors, localities, citizens and enterprises on the role of the seas
and the sustainable development of sea-based economy has not been fully raised;
the ecosystem-based sea management has not satisfied the development
requirements and has not caught up with the current trend. The activities in
directing the implementation of the Resolution by certain levels of authorities
have not been regularly and positively carried out. The policies and laws on
the seas are not sufficient and lack of synchronization. Certain great policies
of the Party have not been institutionalized. The state management activities
regarding the seas and islands have met multiple difficulties. The projects,
plans and investments in developing sea-related sectors, fields, regions and
localities still lack of a general perspective and interdependence. The
weaknesses of the organizational structure and management over certain
sea-based economic corporations have not been transformed. The investments in
scientific research, basic investigation and marine human resource development
have been restricted; and the vocational trainings and supports provided for
people living in the coastal regions to help them change their jobs have not
satisfied the requirements. II.
VIEWPOINTS AND OBJECTIVES 1. Context and
situation ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2. Viewpoints (1) Work
towards mutual agreements and raise awareness on the position, role and
importance of the seas to the construction and defense of our motherland in the
whole Communist Party, in all people and all the army. The sea is a part of our
country’s sovereignty. It is a survival space, a door leading to international
integration and is closely connected to the construction and defense of our
motherland. Vietnam must become a nation with strong sea power and gain the
rich resources from the sea. We must promote sustainable and prosperous
development in a safe and secure manner; the sustainable development of
sea-based economy must go hand in hand with the assurance for defense and
safety of the nation and for the independence, sovereignty and territorial integrity.
Also, it must go hand in hand with the promotion of foreign affairs and
international cooperation in protecting the seas, in order to contribute in
maintaining a peaceful and stable environment for development. The sustainable
development of Vietnam’s sea-based economy must be regarded as the
responsibility to be taken by the whole political system. It is the right and
obligation of all organizations, enterprises and citizens of Vietnam. (2) The
sustainable development of sea-based economy is based on green growth,
biodiversity conservation and marine ecosystems; it must maintain a harmony
between the economic ecosystems and natural ecosystems, between protection and
development, between the advantages of coastal and non-coastal localities;
enhance association and restructuration for sectors and fields towards
improving productivity, quality, effectiveness and competition; improve
potential and advantages of the seas, in order to create a driving force for
developing the economy of Vietnam. (3) Maintain
the quality of the seas. Promote their tradition, history and cultural
identity, as well as building a cohesive society which is friendly with them.
Ensure the rights to participate and share the benefits of the seas, as well as
raising the responsibility of the citizens in developing a sustainable
sea-based economy on a basis of justice, equality and adherence to the
Constitution and the law. (4)
Enhance general management to receive mutual agreements on resources and
protect the sea environment, biodiversity and natural marine ecosystems;
actively respond to climate change and sea level rise. Enhance investments in
protecting and developing biodiversity’s value. Recover marine ecosystems and
protect the wholeness of the ecosystems from the land to the sea. Connect the
protection of the sea environment with the prevention and control of pollution
and environmental problems. And enhance regional and global cooperation. (5)
Use the advanced and modern science and technology, as well as the human resources
with high quality as breakthrough factors. Prioritize the use of state budget
in investing in scientific research, basic investigation and marine human
resource trainings, in combination with mobilizing domestic and foreign
resources. Actively improve the effectiveness of international integration and
cooperation. Give priority to attracting the world’s top strategic investors,
who have technology sources and advanced management skills, on a basis of
equality, mutual benefits, and respect of the independence, sovereignty and
territorial integrity of Vietnam. 3. Objectives
by 2030 a.
General objectives Make
Vietnam become a nation with strong sea power; basically achieve the objectives
of developing a sustainable sea-based economy; shape the marine ecosystem
culture; actively adapt to climate change and sea rise level; prevent pollution
and degradation of the sea environment, coastal landslides and coastal erosion;
and recover and protect important marine ecosystems. The new, advanced and
modern scientific achievements must become the direct factors in promoting the
sustainable sea-based economy. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. -
General targets: the targets for developing the sea and ocean management and
coastal management according to the international standards must achieve the
level of an average country or higher in the world. Most of the social -
economic development activities related to the seas and islands must be carried
out in accordance with the general management principle and must be appropriate
for the marine ecosystem. - For
the sea-based economy: the sea-based economic sectors must contribute to 10% of
the nation's GDP; the economy of 28 coastal provinces and cities must achieve
65 to 70% of the nation's GDP. The sea-based economic sectors must sustainably
develop according to the international standards; keep the sea resource
extraction within the recover potential of the marine ecosystem. - For
the society: The Human Development Index (HDI) of coastal provinces and cities
must be higher than the average HDI of the whole country; the GDP of the
coastal provinces and cities must be more than 1.2 times compared to the GDP of
the whole country. The islands where there are people living must have
sufficient and basic social-economic infrastructure, especially electricity,
water, communication service, healthcare and education, etc. - For
science and technology and marine human resource development: Approach and make
the maximum use of advanced scientific and technological achievements, as well
as becoming the leading country in ASEAN which has certain scientific and
technological fields satisfying the world's advanced and modern levels. Train
and develop the marine human resources, as well as training marine science and
technology staff who have high potential and skills. - For
environment and response to climate change and sea level rise: Evaluate
the potential and values of important sea resources. At least 50% of the sea
areas of Vietnam must have their resources basically investigated, as well as
the sea environment at the map ratio 1: 500.000. Investigate the high ratios of
certain focal regions. Establish digitized database of the seas and islands.
Such database must guarantee integration, share and update. Prevent,
control and dramatically reduce the sea pollution; and give priority to
reducing ocean plastic waste within the region. At coastal provinces and
cities, 100% of hazardous waste and household solid waste must be collected and
disposed according to the environmental standards; 100% of the coastal economic
zones, coastal industrial zones and coastal urban areas must be planned and
built towards sustainability, ecosystems, intelligence and adaptation to
climate change and sea level rise. Such zones and areas must have a central
drainage system which satisfies the environmental standards and requirements. Manage
and protect the marine ecosystems in coastal regions and on islands; increase
the area of the marine and coastal protected areas; such area must achieve at
least 6% of the natural area of national seas; recover the area of the coastal
mangrove forest and the minimum result must be equal to the result in 2000. The
potential to give forecasts for natural disasters and earthquakes, observe the
sea environment, climate change and sea level rise by applying space technology
and artificial intelligence must achieve the same level as other developed
nations in the region. Provide methods for preventing, controlling and
restricting the impacts of flood-tide, saltwater intrusion and coastal erosion.
... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Vietnam
must become a nation with strong sea power, have sustainable development,
prosperous wealth, safety and security; the sea-based economy must make an
important contribution to the economy of Vietnam and develop our country
towards a modern industrial country which is socialist-oriented; actively
participate and take the responsibility to solve international and regional
problems regarding the seas and the ocean. III.
CERTAIN MAJOR POCLICIES AND BREAKTHROUGHS 1. Certain
major policies Develop
the economy in sea areas and coastal regions a.
Develop sea-based economic sectors By 2030,
the sea-based economic sectors must be successfully developed and achieve a
breakthrough according to the following priority order: (1) Beach tourism
services, (2) Marine economy, (3) Extraction of oil and gas and other
resources, (4) Aquaculture, (5) Coastal industry, (6) Renewable energy and
other new sea-based economic sectors. To be specific: - Beach
tourism services: Focus on investments in tourism infrastructure; encourage and
enable involved economic sectors to develop ecosystem tourism, scientific
adventure, community tourism and other tourist areas with high quality in
coastal regions; produce and develop a wide range of products, product chain
and world-class tourism brands on a basis of biodiversity protection, as well
as improving natural, cultural and historic heritages of all regions. Such
heritages are connected with international tours, making Vietnam become an
attractive location to visit in the world. Give priority to conducting research
and developing tourism in offshore islands and offshore sea areas. Strengthen
the capacity to search and rescue people; promote scientific adventurous
activities; and focus on education and medical activities, etc. Support and
enable people living in the coastal regions to change their jobs, from working
in a field that causes damages and negative impacts to the seas to protecting
them, in order to create sustainable means of living, stable jobs and improve
income for such people. - Marine
economy: The main focus is to effectively operate seaports and maritime
transport services. Make plans and carry out effective synchronous operation for
general seaports, international transshipment ports and specialized ports,
associated with support services; develop and improve logistics infrastructure
and traffic roads, as well as connecting seaports with domestic and
international regions and localities. Promote the development of the ship team
with logical structure, apply modern technology, improve service quality,
satisfy the market demands for inland transport and deeply participate in the
transport supply chain, in order to step by step take up the international
market. -
Extraction of oil and gas and other sea resources: Improve the capacity of the
oil and gas sector and other sea resource extraction sectors; step by step take
charge of the searching and extraction activities, in order to complete the
tasks for developing the sea-based economy in the new period. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. -
Aquaculture: Change from aquaculture which uses traditional methods to
aquaculture which use industrial methods and apply high technology. Re-arrange
extraction activities towards reducing coastal extraction, promoting offshore
extraction in a manner that is appropriate for each region, improving the resilience
ability of marine ecosystems, as well as carrying out effective and synchronous
activities in training and changing jobs for fishers. Promote sustainable
aquaculture activities in order to enhance protection and regeneration of sea
resources, and to prohibit any overexploitation activity. Modernize the
management of fishery; promote associated production in the form of
cooperatives and cooperative union; establish strong enterprises for them to
participate in offshore extraction. Invest in upgrading fishing ports and
anchorage areas, as well as providing fishery logistics services. Promote the
application of advanced science and technology in aquaculture, with the aim to
produce main products with high quality and high economic values to satisfy the
market demands. -
Coastal industry: Must operate in accordance with the plans, advantages and
natural conditions of each region. Prioritize the development of high-tech
industries which are friendly with the environment, basic industry and resource
industry. Develop reasonable shipbuilding and repairing industry, oil refining
industry, energy industry, mechanical engineering industry, processing industry
and supporting industry. -
Renewable energy and other new sea-based economic sectors: Promote investment
in construction and extraction of wind power, sun power and other renewable
energies. Develop the equipment production industry in order to serve the
renewable energy industry, to become in charge of certain technologies,
designs, equipment inventions and productions; prioritize the investments in
developing renewable energies on islands in order to serve the production and
daily lives of people, as well as ensuring national defense and security. Pay
attention to develop certain economic sectors based on the extraction of sea
resources and biodiversity, such as marine medicinal materials, seaweeds and
seagrasses, etc. b.
Promote synchronous development, in order to step by step establish coastal
economic zones, coastal industrial zones and coastal urban ecosystems. Focus on
developing and expanding coastal economic zones, coastal industrial zones and
coastal urban ecosystems, associated with establishing and developing strong
sea-based economic centers. The coastal economic zones must play the key role in
developing the region and uniting all regions. Change the way of developing and
carrying out development plans of the coastal urban system, which has
synchronous and modern technical and social infrastructures following the green
growth model and smart urban planning. Accelerate the building of the
infrastructure in coastal economic and industrial zones, towards becoming
economic zones and industrial ecosystem areas which can attract investors, and
attract and effectively use resources, especially human resources with high
quality; solve environmental and social problems to improve the living quality
for people. (2)
Develop the sea areas based on their advantages of natural conditions in order
to create a harmonious connection between protection and development. Carry
out ocean spatial planning for protected regions, buffer zones and
social-economic development zones, in order to sustainably develop the
sea-based economy on a basis of making the most use of natural conditions,
geographical locations, cultural identity and diversity of ecosystems, with the
aim to ensure a connection between regions, and between coastal and non-coastal
localities. - The
north sea and north coastal regions (Quang Ninh - Ninh Binh) shall: Continue
developing Hai Phong – Quang Ninh into an sea-based economic center, which is
the door and the driving force for developing the Northern important economic
zones associated with the international seaport Lach Huyen; develop Quang Ninh
into a national tourist center which is connected with international tourist
centers of the region and in the world. - The
sea and coastal regions in the North Central Coast and South Central Coast
(Thanh Hoa – Binh Thuan): Develop the international deep water seaports and
specialized seaports which are connected with the areas of industrial complex,
oil and gas, renewable energies and clean energy; and develop big tourist
centers; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - The
sea and coastal regions in the Southwest (Tien Giang – Ca Mau – Kien Giang): Focus
on developing Phu Quoc into a world-class marine eco-tourism center; develop
gas industry, gas processing, electrification, renewable energy, aquaculture,
logistical services and fishery infrastructure; and connect with big economic
centers in the region and in the world. (3)
Protect the environment. Protect and sustainably develop marine biodiversity;
actively respond to climate change and sea level rise, as well as preventing
and controlling natural disasters. Establish
new marine protected areas and expand their area on a basis of national marine
spatial planning; focus on protecting biodiversity and recovering the
ecosystems, especially the coral reefs, seagrass beds, mangrove forests and
coastal protection forests; ensure the wholeness and natural relationship
between the land ecosystems and marine ecosystems. Strictly
develop technical criterion and requirements according to the international
environmental standards for the investment projects which are at risks of
environmental pollution in coastal areas, ensure to prevent and control the
problems that may cause such pollution, as well as reducing and effectively
handling the pollution sources. Invest in developing and strengthening
automatic surveillance and warning equipment to supervise the quality of
environment and respond to environmental problems and hazardous chemicals in
the seas; manage ocean waste, especially plastic wastes; and improve the
quality of the marine environment. Improve
the capacity to provide forecasts and warnings and actively prevent and reduce
the damages of natural disasters, earthquakes and tsunami, as well as adapting
to climate change and sea level rise by applying advanced science and
technology, especially smart models which can adapt to and cope with natural disasters
and negative impacts of climate change. Promote methods for preventing and
controlling coastal erosion, floods and salt-water intrusion, etc. (4)
Improve people‘s lives, develop sea culture and a society which is closely
attached and friendly to the sea. Improve
the lives of fishers and marine workers who live in coastal regions and on
islands, as well as ensuring safety and security for them. Focus on developing
cultural institutions for the population community in coastal regions; improve
historical identity and value, national culture and people's knowledge in
living together with the ocean, and use this improvement as an important basis
to develop the sea culture. Protect the cultural and architectural spaces, as
well as natural heritage. Raise people’s awareness on the sea and ocean,
develop the society and improve the awareness, life styles and behaviors of
people to help them become attached and friendly to the sea. Promote the values
of tolerance and solidarity of the population community in coastal regions.
Fairly ensure people's right to approach, participate and benefit from the seas
and raise their responsibility towards them. (5)
Ensure national defense, security, foreign affairs and international
cooperation Develop
the regular armed force which is crack and modern. Prioritize the modernization
of certain services, arms and forces which implement the law on the sea;
continuously strengthen and enhance all-people national defense and people’s
participation in security protection at sea; ensure the skills to handle
problems that occur on the sea and to maintain independence, sovereignty,
sovereign rights, jurisdiction and national benefits in the sea areas. Improve
the skills to respond to threats against traditional and non-traditional
security, ensure national security, public order and safety, as well as
defeating all plots that take advantage of the problems about the seas and
islands. Persistently develop and maintain a peaceful and stable environment
and a legal order on the sea, in order to provide a basis to safe and effective
use of the sea. Enhance and expand foreign affairs and international
cooperation, actively participate and positively contribute to the general
effort of the international community at maintaining and sustainably using the
sea and ocean; maximize the use of resources and international supports in
order to improve management and extraction potential by paying high attention
to the field of science and technology, knowledge and human resource trainings.
... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. (1)
Improve the regulations on sustainable development of the sea-based economy,
give priority to improving the legal corridor, innovating and improving the
green growth models, protecting the environment, as well as improving the productivity,
quality and international competitiveness of the sea-based economic sectors in
the sea areas and coastal regions; improve the general management mechanism and
get mutual agreement about the sea. Review, modify, supplement and make new
plans related to the sea, as well as ensuring interconnectedness and
synchronization between sectors and localities. (2)
Develop science and technology, train the marine human resources to become high
qualified, promote innovation and creativity, make the best of advanced
scientific and technological achievements and new science and technology, as
well as attracting top professionals, scientists and high qualified human
resources. (3)
Develop synchronous and multipurpose infrastructures and traffic network which
is connected with big economic centers of the whole country, as well as
industrial zones, urban areas and seas with seaports on a basis of economic and
natural ecosystems, carry out the strategy which connects North -South, East -
West between domestic regions and international regions. IV.
PRIMARY SOLUTIONS 1.
Enhance the leadership of the Party, promote dissemination activities, raise
people's awareness on sustainable development and work towards mutual agreement
of the whole society. Raise
awareness, enhance leadership of the Party committees and organizations and the
government in inspecting and supervising the implementation of policies and
methods of developing a sustainable sea-based economy. Improve effectiveness
and diversify the forms and contents that disseminate the policies of the
Party, the policies and laws on seas and islands of the State and the strategy
for sustainable development of Vietnam’s sea-based economy in the whole
political system, in Vietnamese citizens and Vietnamese expatriates and
international community; confirm Vietnam's consistent policy which focuses on
maintaining a peaceful and stable environment and respecting the international
law on the sea. Uphold the roles of Vietnamese Fatherland Front and mass-based
organizations in disseminating and mobilizing the citizens who supervise and
provide social feedbacks to implement this Resolution. 2.
Improve the regulations, policies, strategies and plans for the sustainable
development of sea-based economy. Check
and improve the system of policies and laws on the sea towards sustainable
development, as well as ensuring practicability, synchronization and
consistency in accordance with the law standards and international treaty to
which Vietnam is a signatory. Create profitable legal corridor to mobilize
domestic and foreign resources for investing in building infrastructure,
developing science and technology and human resources, as well as spreading
knowledge about the sea. Positively participate and actively promote the
formation of global and regional mechanisms which are related to the sea and
ocean. Strengthen
the general and uniform system of central and local sea authorities. Such
system must be modern and synchronous; train staff to become highly potential
and qualified. Improve the effectiveness of cooperation between agencies and
between the Central and local in carrying out activities on the sea and on
islands. Strengthen the coordinating authority to direct the implementation of
the Strategy for sustainable development of sea-based economy. The leader of
such implementation is the Prime Minister; improve the capacity of the Ministry
of Natural Resources and Environment to perform their functions and tasks as
the standing agency which helps the Government and the Prime Minister to carry
out general state management and work towards mutual agreement about seas and
islands. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Review,
supplement and develop new and synchronous strategies and plans which are
related to the sea and islands towards general management. Such plans and
strategies must conform to the marine ecosystem and ensure a harmonious and
synchronous connection between protection and development of land, coastal
areas, exclusive economic zones and continental shelf. Expeditiously develop
the national marine spatial planning and the master plan for sustainable
extraction and use of coastal resources. 3.
Develop science and technology and enhance basic ocean investigation Promote
innovation, creativity and application of advanced scientific and technological
achievements; promote research and provide scientific basis for determining and
improving policies and laws on sustainable development of the sea-based
economy. Prioritize
the investments in basic investigation, scientific and technological research,
marine human resource trainings; establish centers which conduct research,
apply marine biotechnology, carry out deep-sea floor extraction and apply space
technology in ocean supervision. Such centers must achieve regional advanced
levels. Evaluate the potential and the advantages of natural conditions,
resources, ecosystems and sectors and fields of the sea-based economy, such as
marine, fishing, aquaculture, renewable energies, digital information
technology, marine biopharmaceuticals, underwater automatic equipment, etc.
Develop and effectively carry out the Program that mainly focuses on basic
investigation of resources and environment of the seas and islands; expand and
improve the effectiveness of international cooperation in investigation and
research in international seas. Invest in advanced research vessels and
underwater equipment which can conduct research under deep seas. 4.
Promote education, training and development of marine human resources. Enhance
education, improve awareness, knowledge and understanding about the sea and
ocean, as well as survival skills and the ability to adapt to climate change
and sea level rise, in order to prevent and control natural disasters for
students of all levels of education. Develop marine human resources with high quality
in order to satisfy the market demands; develop special mechanisms and policies
which attract talented persons, in order to step by step train them to become
managers, scientists and experts who can satisfy the international standards
and have expertise on the sea and ocean. Provide
mechanism for supporting and improving the training quality. Develop the
network of training institutions which provide marine human resources. Such
network must achieve the regional advanced level. Effectively carry out
vocational training activities which satisfy the labor requirements of
sea-based economic sectors and the needs for changing job of people. 5.
Enhance the capacity to ensure national defense and security and implement the
laws on the sea Improve
the forces that ensure national defense and security and implement the laws on
the sea. Invest in modern equipment, focus on training human resources,
improving the effectiveness of the implementation of the laws and enhancing the
cooperation ability of the forces participating in protecting the sovereignty,
sovereignty rights, jurisdiction and other legal rights of our nation. Develop
police forces in coastal regions, islands, coastal urban areas, coastal
economic zones and coastal industrial zones. Such police forces must be
powerful to ensure political security and social order and safety in the sea
areas and islands. Enhance the capacity of the forces which directly carry out
the activities in preventing, controlling and reducing natural disasters,
rescuing people, responding to climate change and sea level rise in the sea
areas and on islands; ensure security and safety for the citizens and workers
and economic activities in the sea areas; develop strong all-people national
defense associated with people’s participation in security protection at sea
and on islands. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Work
towards agreement on the policy on independence, diversification and
multilateralism; actively improve the effectiveness of international
integration; resolutely and persistently fight to protect the sovereignty and
legitimate and legal benefits of the nation in the sea areas, as well as
actively and positively solving and handling the disputes in the South China
Sea by using peaceful methods on a basis of international laws, especially the
United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) in 1982; protect a
peaceful and stable environment and cooperate to enhance development. Enhance
relationship with strategic partners, comprehensive partners, traditional
peers, countries which have marine potential and countries which the same
benefits, based on the principle of respect for independence, sovereignty,
equality and mutual benefit. Such principle must comply with international
laws. Actively and positively participate in international and regional forums,
especially sea-based cooperation activities within ASEAN; cooperate with other
countries in fully and effectively implementing the Declaration on Conduct of
the Parties in the South China Sea (DOC), and promote the signing of the Code
of Conduct for the South China Sea (COC). Promote
international cooperation activities in managing, using and protecting the sea
and ocean; strictly carry out regional and international treaties and
agreements on the sea and ocean to which Vietnam is a signatory; research and
participate in important international treaties on the seas, prioritize the
fields of resource management, environmental protection and ocean scientific
research; promote the participation in scientific research, surveys,
exploration and extraction of resources in international seas. Continue to
promote cooperation, take advantage of the supports from international and
regional partners and organizations in order to develop marine human resources
and facilities in sea areas. Apply modern science and technology in the
sea-based economic sectors, protect the environment, prevent and control
natural disasters, as well as adapting to climate change and sea level rise. 7.
Mobilize resources, encourage economic sectors to invest in the sea-based
sustainable development and build strong economic corporations. Enhance
the capacity to attract resources from economic sectors, especially private
economic sectors and foreign-invested economic sectors. Actively attract big
investors who have advanced source technologies and advanced management skills
and who come from developed countries. Prioritize the use of state budget in
investing in the development of island districts, outpost island communes and
offshore regions; socialize the investment in infrastructure of the sea areas,
islands, coastal economic zones, coastal industrial zones. Encourage the
development of enterprises from all economic sectors and strong sea-based
economic corporations which carry out production and conduct business on the
sea, especially in offshore regions and ocean-going regions. Continue to
restructure the state enterprises of sea-based economic sectors, in order to
improve their management potential, business and production efficiency, and
competitiveness. V.
IMPLEMENTATION 1.
Communist Party organizations of provinces, cities, centrally-affiliated civil
affairs committees and party committees shall carry out the activities in
studying and thoroughly grasping the contents of this Resolution; develop and
carry out the programs and action plans which specify the objectives, targets,
tasks, solutions, resources, inspection and supervision mechanisms, responsible
agencies and specific road maps, in order to specify and institutionalize this
Resolution within the scope of responsibilities of their agencies and
organizations; enhance leadership and increase common understanding and actions
in implementing this Resolution. 2. The
Communist Party Committees and National Assembly shall direct the law-making
activities, prioritize the bills which directly serve the implementation of
this Resolution; enhance the supervision of the National Assembly, Standing
Committee of the National Assembly, National Council and committees of the
National Assembly regarding the sustainable development of Vietnam's sea-based
economy. 3. The
Government’s Communist Party Civil Affairs Committee shall direct the
promulgation of the general plan and the 5-year plan, as well as specifying the
points of view, objectives and strategic orientation of this Resolution;
clearly determine the urgent tasks and regular tasks which have specific road
map and specific assignation. Enhance the capacity and the role of state
management, as well as developing the interdisciplinary coordination mechanism
in state management overseas and the islands. Direct the agencies, ministries,
sectors and localities to review, modify and supplement the related strategies,
plans and development programs; complete the sub law documents, mechanisms and
policies on sustainable development of the sea-based economy in a synchronous
manner, in order to comply with the situations and conditions of each region
and locality; and regularly monitor, inspect and evaluate the implementation
process. 4. The
Central Propaganda Commission shall take charge and cooperate with related
agencies to organize the activities in studying, grasping and disseminating the
implementation of this Resolution; promote dissemination and raise people's
awareness on the positions and roles of the seas and on the Strategy for
sustainable development of Vietnam's sea-based economy . ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 6. The
Central Economic Commission shall take charge and cooperate with related
agencies in regularly monitoring, inspecting and accelerating the
implementation of this Resolution, as well as sending periodical summarized
reports to the Political Bureau and the Secretariat.
Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
100.091
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|