Chính phủ yêu cầu NHNN giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp?

Yêu cầu NHNN tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp đúng không? - Câu hỏi của Anh An ở Huế.

Chính phủ yêu cầu NHNN tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp?

Chính phủ ban hành Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 07/3/2023 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023.

Trong đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc điều chỉnh chính sách của các nước, đối tác, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư để chủ động phân tích, dự báo để nghiên cứu chiến lược và kịp thời điều hành, có các phản ứng chính sách hiệu quả, phù hợp để ứng phó với các vấn đề phát sinh.

Đồng thời, tập trung thực hiện các nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với tín dụng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản và quản lý điều hành xăng dầu, bảo đảm hoạt động ổn định, lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 10/CĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2023;

Yêu cầu chủ động, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo đối với vấn đề vượt thẩm quyền.

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thúc đẩy tăng trưởng.

- Yêu cầu NHNN điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với cơ cấu hợp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế.

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng;

- Kiểm soát rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro;

- Giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm lãi suất hợp lý, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát.

- Có các giải pháp tín dụng phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và các thị trường khác.

Điều hành tỷ giá phù hợp, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Đồng thời, Chính phủ yêu cầu NHNN phải tập trung xử lý hiệu quả các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống, chú trọng xử lý nợ xấu và hạn chế nợ xấu phát sinh mới; tăng cường công tác thanh tra, giám sát.

Chính phủ yêu cầu NHNN tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp?

Chính phủ yêu cầu NHNN tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp?

Trình Chính phủ dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi trong tháng 03/2023?

Đây là nội dung được Chính phủ nhấn mạnh tại Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2023.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trình Chính phủ trong tháng 3 năm 2023.

Những khó khăn, thách thức trong thời gian tới theo nhận định của Chính phủ là gì?

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2023, tổ chức vào ngày 03 tháng 3 năm 2023, Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2023 ghi nhận đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 và 02 tháng đầu năm 2023 như sau:

Bên cạnh ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi, ổn định và phát triển thì thành viên Chính phủ, ý kiến các đại biểu dự họp và kết luận của Thủ tướng Chính phủ nhận định rằng:

- Nền kinh tế nước ta còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, sức ép lạm phát còn cao, rủi ro nợ xấu gia tăng.

- Nhiều ngành công nghiệp giảm hoặc tăng trưởng thấp. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm so với cùng kỳ.

- Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động 02 tháng giảm 11,2%, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng 14,5% so với cùng kỳ; một số doanh nghiệp tiếp tục giảm giờ làm, cắt giảm lao động.

- Các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn nhiều khó khăn.

- Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở y tế chưa được khắc phục.

- Tình hình an ninh, trật tự trên một số địa bàn, trên không gian mạng còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp.

- Sự phối hợp giữa một số cơ quan, địa phương còn chưa chặt chẽ, hiệu quả; còn sự đùn đẩy, né tránh trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức khi thực thi công vụ...

Chính phủ cho rằng thời gian tới, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, rủi ro gia tăng; cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn diễn biến phức tạp, khó lường; xung đột Nga - Ucraina tiếp tục kéo dài...

Ở trong nước, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; tăng trưởng kinh tế Quý I đối mặt với thách thức lớn; áp lực thanh khoản của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tăng cao, rủi ro đối với nền kinh tế gia tăng; trong khi dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến bất thường...

Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt, thực hiện đồng bộ, thực chất, hiệu quả, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ, các Chương trình hành động của Chính phủ triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ;

Thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; bảo đảm sự chủ động, quyết liệt, chính xác và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng hơn trong chỉ đạo, điều hành, phù hợp với diễn biến tình hình, khắc phục các khó khăn, thách thức, tận dụng thời gian, cơ hội để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;

Lãi suất cho vay
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lãi suất cho vay của ngân hàng nhà nước Việt Nam là bao nhiêu? Mức cho vay sẽ phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Pháp luật
Khoản chi trả lãi tiền vay quá hạn của doanh nghiệp có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Chủ tiệm cầm đồ cho vay với lãi suất bao nhiêu %/năm sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng?
Pháp luật
Các dịch vụ vay Agribank không cần thế chấp tiêu biểu hiện nay? Lãi suất vay Agribank cá nhân hiện tại bao nhiêu?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng và cá nhân có được tự do thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam hay không?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam hiện nay có mức lãi suất cho vay cá nhân bao nhiêu?
Pháp luật
Lãi suất vay Ngân hàng Agribank là bao nhiêu? Ngân hàng Agribank cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức nào?
Pháp luật
Sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới đúng không? Không được để doanh nghiệp khó khăn không được hỗ trợ lãi suất cho vay?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là bao nhiêu? Lãi suất cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận ra sao?
Pháp luật
Quy định mới về mức lãi suất cho vay tối đa của ngân hàng từ 25/10/2022 theo Quyết định 1813/QĐ-NHNN?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lãi suất cho vay
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
891 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lãi suất cho vay
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào