Cấm đường ngày 11/5 tại Lễ khai mạc lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 thế nào? Tổ chức hướng đi vào trung tâm thành phố Hải Phòng thế nào?
Cấm đường ngày 11/5 tại Lễ khai mạc lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 thế nào? Tổ chức hướng đi vào trung tâm thành phố Hải Phòng thế nào?
Sở Giao thông Vận tải TP Hải Phòng vừa có Thông báo 564/TB-SGTVT tổ chức giao thông tạm thời trong thời gian diễn ra Lễ hội Hoa Phượng đỏ - Hải Phòng năm 2024.
Theo đó, từ 18h đến 22h30 ngày 11.5, cấm người và phương tiện tham gia giao thông (trừ khách mời tham dự lễ hội) trên các tuyến đường sau: làn giữa vỉa hè và dải phân cách biên bên trái đường Đỗ Mười (đoạn từ đường Trần Kiên đến đường Đông Tây); đường Đông Tây 2 và đường Bắc Nam (bao quanh nơi tổ chức sự kiện).
Thành phố hạn chế giao thông trên các tuyến đường: Bạch Đằng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Lê Thánh Tông, cầu Hoàng Văn Thụ, ĐT.359 (từ nút giao nam cầu Bính đến ĐT.351).
Xe ôtô của đại biểu đỗ trên đoạn cuối đường Bắc Nam và đường Đông Tây; xe máy và ôtô của người tham dự sự kiện đỗ trên các tuyến đường nội bộ vuông góc và song song bên phải đường Đỗ Mười (theo hướng từ cầu Hoàng Văn Thụ sang huyện Thủy Nguyên).
Trong thời gian tổ chức giao thông các phương tiện có thể từ huyện Thủy Nguyên vào trung tâm thành phố theo lộ trình: ĐT.351 (huyện Thủy Nguyên)/ĐT. 359C <=> Quốc lộ 10 <=> đường Hùng Vương <=> cầu đường bộ Tam Bạc hoặc đường Tôn Đức Thắng <=> đường Nguyễn Văn Linh <=> đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trong thời gian tổ chức giao thông, Sở Giao thông Vận tải đề nghị người và phương tiện tham gia giao thông chấp hành Luật Giao thông đường bộ và hướng dẫn của lực lượng điều tiết giao thông. UBND huyện Thủy Nguyên tổ chức trông giữ xe; căn cứ tình hình thực tế trên các tuyến đường hạn chế giao thông, các lực lượng điều tiết giao thông cho lưu thông trở lại bình thường.
Cấm đường ngày 11/5 tại Lễ khai mạc lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 thế nào? Tổ chức hướng đi vào trung tâm thành phố Hải Phòng thế nào? (Hình từ internet)
Kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa nổ trong Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024 thế nào?
UBND thành phố vừa ban hành Kế hoạch 105/KH-UBND tại đây tổ chức bắn pháo hoa nổ trong Chương trình nghệ thuật “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.
Chương trình bắn pháo hoa nổ chào mừng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 gắn với Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2024), nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi phục vụ Nhân dân thành phố trong dịp Lễ hội, đồng thời góp phần phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh thành phố, con người Hải Phòng và phát triển kinh tế, xã hội thành phố theo hướng bền vững.
Theo đó, UBND thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị hiệp đồng chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo, toàn diện và tổ chức bắn pháo hoa theo đúng Kế hoạch, bảo đảm an ninh, trật tự; tiết kiệm, hiệu quả, chất lượng nghệ thuật cao, an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị, tài sản.
(1) Địa điểm: tại Quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính, Khu đô thị mới Bắc sông Cẩm, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
(2) Thời gian bắn pháo hoa: 15 phút, tối ngày 11/5/2024 (thứ Bảy).
- Lần 1: Bắn 01 phút, sau phần phát biểu của Lãnh đạo thành phố.
- Lần 2: Bắn 14 phút, trước khi chương trình nghệ thuật kết thúc 05 phút.
(3) Số lượng pháo, hướng bắn:
- Số lượng pháo hoa nổ: 500 quả tầm cao, 150 giàn pháo hoa tầm thấp.
- Hướng bắn: Bắn thẳng (góc bắn từ 85° đến 90°);
- Khu vực mất an toàn: 50m (tính từ trận địa bắn ra xung quanh).
Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm ra sao?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người tham gia lễ hội có các quyền và trách nhiệm như sau:
(1) Quyền người tham gia lễ hội:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
(2) Nghĩa vụ người tham gia lễ hội:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên gọi của hội cần phải bảo đảm những điều kiện nào? Tên gọi của hội được pháp luật quy định gồm những tên gọi nào?
- Tà dâm là gì? Dâm ô là gì? Mức phạt cao nhất cho hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là bao năm tù giam?
- Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?
- Giết người là gì? Giết 11 người đi tù mấy năm? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người?
- Hợp đồng bảo đảm bị đơn phương chấm dứt thực hiện có làm chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm hay không?