2 đối tượng nào khi cải cách tiền lương sẽ có lương cao hơn so với mặt bằng chung từ 01/7/2024?
- 2 đối tượng nào khi cải cách tiền lương sẽ có lương cao hơn so với mặt bằng chung từ 01/7/2024?
- Cơ cấu tiền lương mới đối với viên chức y tế, giáo dục từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương ra sao?
- Các khoản phụ cấp trong tiền lương mới của viên chức giáo dục, y tế từ 1/7/2024 là gì?
- Viên chức giáo dục, y tế không được hưởng những khoản phụ cấp nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
2 đối tượng nào khi cải cách tiền lương sẽ có lương cao hơn so với mặt bằng chung từ 01/7/2024?
Ngày 10 tháng 11 năm 2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Theo đó, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018.
Trên tinh thần thực hiện cải cách tiền lương của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác.
Bởi vì chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Nhất là qua đợt dịch COVID-19 vừa rồi cho thấy cần phải quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc nhiều hơn nữa.
Vì vậy, khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên, bác sĩ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với hai ngành này.
Cụ thể, từ ngày 01/7/2024, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Một điểm đáng chú ý nữa là từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm công chức, viên chức vẫn được tăng lương thêm 7%.
Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024, ngoài việc được tăng tiền lương bình quân chung dự kiến tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp) và được tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm từ năm 2025 thì đội ngũ y tế và giáo viên còn có thể cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác.
2 đối tượng nào khi cải cách tiền lương sẽ có lương cao hơn so với mặt bằng chung từ 01/7/2024?
Cơ cấu tiền lương mới đối với viên chức y tế, giáo dục từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cơ cấu tiền lương của viên chức y tế, giáo dục khu vực công sau khi cải cách tiền lương gồm có 3 khoản:
- Lương cơ bản: chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương
- Các khoản phụ cấp: chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.
- Tiền thưởng: quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Như vậy, viên chức giáo dục, y tế khu vực công sẽ thực nhận lương theo công thức tạm tính sau:
Lương thực nhận = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (nếu có) |
Các khoản phụ cấp trong tiền lương mới của viên chức giáo dục, y tế từ 1/7/2024 là gì?
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đề cập rõ về 09 phụ cấp trong tiền lương mới khi cải cách tiền lương như sau:
1. Phụ cấp kiêm nhiệm;
2. Phụ cấp thâm niên vượt khung;
3. Phụ cấp khu vực;
4. Phụ cấp trách nhiệm công việc;
5. Phụ cấp lưu động;
6. Phụ cấp ưu đãi theo nghề;
7. Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
8. Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập;
9. Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.
Như vậy, nếu áp dụng cho đối tượng viên chức giáo dục, y tế thì sẽ có 08 phụ cấp trong tiền lương mới khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
1. Phụ cấp kiêm nhiệm;
2. Phụ cấp thâm niên vượt khung;
3. Phụ cấp khu vực;
4. Phụ cấp trách nhiệm công việc;
5. Phụ cấp lưu động;
6. Phụ cấp ưu đãi theo nghề;
7. Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
8. Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức giáo dục, y tế không được hưởng những khoản phụ cấp nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Tại tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có quy định về việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
...
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
...
Tại tiểu mục 4 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có dự kiến về việc bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức sau khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương như sau:
Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương
...
- Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...). Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.
Như vậy, dự kiến sau khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương các khoản phụ cấp của viên chức giáo dục, y tế sẽ không được hưởng bao gồm:
- Phụ cấp thâm niên nghề.
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Ngoài ra, giáo viên viên chức giáo dục, y tế sẽ bị bãi bỏ những khoản tiền sau:
- Khoản chi ngoài lương có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như:
+ Tiền bồi dưỡng họp.
+ Tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án.
...
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?