18 hành vi nào bị nghiêm cấm đối với học sinh trường giáo dưỡng? Khi đến thăm gặp, làm việc tại trường giáo dưỡng cần phải tuân thủ điều gì?

18 hành vi nào bị nghiêm cấm đối với học sinh trường giáo dưỡng? Khi đến thăm gặp, làm việc tại trường giáo dưỡng cần phải tuân thủ điều gì? Câu hỏi của anh Phú đến từ Hà Nội.

18 hành vi nào bị nghiêm cấm đối với học sinh trường giáo dưỡng?

Căn cứ tại Điều 2 Nội quy trường giáo dưỡng ban hành kèm theo Thông tư 47/2022/TT-BCA quy định 18 hành vi sau bị nghiêm cấm đối với học sinh trường giáo dưỡng bao gồm:

- Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành mệnh lệnh và sự hướng dẫn của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng.

- Khai báo gian dối, sai sự thật, che giấu hành vi vi phạm của mình và của học sinh khác.

- Bỏ trốn, tổ chức, giúp học sinh khác bỏ trốn dưới mọi hình thức hoặc lôi kéo, ép buộc học sinh khác bỏ trốn.

- Viết, vẽ, treo, dán tranh, ảnh, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi và các hành vi khác gây mất vệ sinh.

- Xăm hình, đeo đồ vật lên cơ thể mình hoặc người khác, nhuộm tóc khác màu đen, để móng tay, móng chân dài và sơn màu móng chân, móng tay.

- Tàng trữ, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lào, ma túy và các chất kích thích khác; vũ khí, chất độc, chất nổ, hóa chất, chất phóng xạ, chất dễ cháy và những đồ vật có thể gây nguy hại cho bản thân và cho người khác; các loại máy móc, thiết bị thông tin, liên lạc; tranh ảnh, sách, báo, tài liệu, phim, băng, đĩa, thẻ nhớ điện tử có nội dung không lành mạnh.

- Móc nối đưa, phát tán thông tin, hình ảnh trái phép ra bên ngoài hoặc lên mạng Internet, thông tin truyền thông.

- Truyền đạo, cúng lễ, bói toán, tuyên truyền, lôi kéo, ép buộc học sinh khác tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan, thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, lập hoặc tham gia các hội, nhóm trái phép.

- Đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào giữa học sinh với nhau và với người khác.

- Đe dọa, đánh đập, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự của học sinh, người khác; xâm phạm tài sản của trường giáo dưỡng, học sinh khác; tự hủy hoại thân thể mình; quan hệ tình dục và các quan hệ không lành mạnh khác giữa học sinh với nhau hoặc với người khác.

- Mua, bán, trao đổi, vay, mượn, cho, nhận bất cứ thứ gì giữa các học sinh với nhau và với người khác (trừ trường hợp được sự đồng ý của cán bộ có trách nhiệm).

- Có thái độ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa khi giao tiếp.

- Chống đối, chây lười, trốn tránh hoặc cản trở việc học tập, lao động, học nghề, thuê hoặc bắt ép học sinh khác phục vụ, làm thay công việc của mình hoặc của học sinh khác dưới bất kỳ hình thức nào.

- Tự ý liên hoan, ăn uống, đốt lửa, đun nấu trong phòng ở, khu vực nội trú, nơi học tập, lao động, học nghề, bệnh xá, nơi sinh hoạt tập thể.

- Tự ý tiếp xúc với người ngoài khi chưa được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng.

- Tự ý lưu giữ tại trường giáo dưỡng những tài sản, giấy tờ như: Vàng, bạc, đồ trang sức, ngoại tệ, tiền Việt Nam, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, các loại thẻ thanh toán điện tử, đồng hồ, máy móc, thiết bị, chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu, văn bằng, chứng chỉ, các loại giấy tờ có giá trị khác và quần, áo, tư trang chưa sử dụng mà phải gửi lưu ký.

- Tự ý rời khỏi vị trí học tập, lao động, học nghề, phòng ở, nơi sinh hoạt.

- Tự ý đưa dụng cụ lao động, học nghề vào khu vực ăn, ở, sinh hoạt, di dời máy móc, vật tư, nguyên liệu, sản phẩm hoặc tài sản khác khỏi nơi quy định.

18 hành vi nào bị nghiêm cấm đối với học sinh trường giáo dưỡng? Khi đến thăm gặp, làm việc tại trường giáo dưỡng cần phải tuân thủ điều gì?

18 hành vi nào bị nghiêm cấm đối với học sinh trường giáo dưỡng? Khi đến thăm gặp, làm việc tại trường giáo dưỡng cần phải tuân thủ điều gì? (Hình từ Internet)

Khi đến thăm gặp, làm việc tại trường giáo dưỡng cần phải tuân thủ điều gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nội quy trường giáo dưỡng ban hành kèm theo Thông tư 47/2022/TT-BCA quy định khi đến thăm gặp, làm việc tại trường giáo dưỡng cần phải tuân thủ nguyên tắc sau:

- Phải chấp hành nghiêm nội quy cơ quan, mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự; xuất trình đầy đủ giấy tờ đề nghị thăm gặp; chấp hành nghiêm nội quy nhà thăm gặp và hướng dẫn của cán bộ có trách nhiệm, tuân thủ nghiêm chỉnh về thời gian, địa điểm tổ chức thăm gặp, giữ gìn vệ sinh môi trường. Khi hết giờ làm việc, không được tự ý lưu lại nơi làm việc, nơi thăm gặp của trường giáo dưỡng.

- Nghiêm cấm ghi âm, ghi hình tại nơi có biển cấm quay phim, chụp ảnh trong trường giáo dưỡng; sử dụng hoặc tự ý đưa cho học sinh sử dụng các thiết bị thông tin, liên lạc, ghi âm, ghi hình, các đồ vật thuộc danh mục đồ vật cấm, các loại ấn phẩm, tài liệu có nội dung kích động, chống đối hoặc những đồ vật có thể gây mất an ninh, an toàn đơn vị.

- Không có thái độ, cử chỉ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa, gây gổ, xúc phạm uy tín, danh dự đối với cán bộ hoặc người khác; lợi dụng thăm gặp để lôi kéo, tụ tập, có lời nói, hành động hoặc dùng băng rôn, khẩu hiệu, tài liệu có nội dung tuyên truyền, kích động gây mất an ninh, trật tự;

- Các trường hợp vi phạm quy định nội quy cơ quan, nội quy về thăm gặp thì căn cứ vào tính chất, hành vi vi phạm, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng xem xét, quyết định tạm dừng việc giải quyết thăm gặp.

Học sinh trong trường giáo dưỡng phải thực hiện lễ tiết như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Nội quy trường giáo dưỡng ban hành kèm theo Thông tư 47/2022/TT-BCA quy định học sinh trong trường giáo dưỡng phải thực hiện lễ tiết như sau:

- Khi giao tiếp, học sinh phải dùng tiếng Việt (trừ người chưa biết tiếng Việt).

- Gọi là “thầy” hoặc “cô” xưng “em” đối với cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng; gọi là “bạn”, “em”, “anh” hoặc “chị” đối với học sinh khác; đối với khách đến thăm, làm việc tại trường giáo dưỡng, tùy theo lứa tuổi, học sinh xưng hô phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.

- Phải “vâng”, “dạ”, “thưa” khi nói chuyện với người nhiều tuổi hơn, biết nói lời “cám ơn”, “xin lỗi” đúng lúc. Khi nghe gọi tên mình, phải trả lời “có”.

- Khi gặp cán bộ hoặc khách đến thăm, làm việc tại trường giáo dưỡng, học sinh phải bỏ mũ, nón đứng nghiêm giữ khoảng cách 03 mét và chào, trường hợp lớp (đội, tổ) học sinh gặp cán bộ, khách đến làm việc, tùy theo trường hợp cụ thể ở khu học tập, lao động, học nghề, lớp (đội, tổ) trưởng học sinh hô tất cả học sinh đứng nghiêm hoặc ngồi tại chỗ, thay mặt lớp (đội, tổ) chào, báo cáo cán bộ hoặc quý khách ở tư thế đứng nghiêm phải hạ mũ hoặc nón cầm ở tay phải.

- Khi ra vào cổng, nếu đi theo lớp (đội, tổ) thì đi thành hàng đôi, bỏ mũ hoặc nón cầm ở tay phải đối với hàng đi bên phải, cầm ở tay trái đối với hàng đi bên trái. Lớp (đội, tổ) trưởng học sinh báo cáo rõ tên lớp (đội, tổ), số người với cán bộ có trách nhiệm.

Trường giáo dưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi áp giải người vi phạm hành chính trở lại trường giáo dưỡng, người thi hành công vụ có được sử dụng vũ khí không?
Pháp luật
Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với học sinh có hành vi phạm tội trước khi chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
Pháp luật
Trại viên bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạn chế số lần thăm gặp thân nhân trong trường hợp nào?
Pháp luật
Chứng chỉ học nghề do trường giáo dưỡng cấp có giá trị như chứng chỉ học nghề của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đúng không?
Pháp luật
Tòa án quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng với học sinh mới chấp hành được một phần hai thời hạn được không?
Pháp luật
Học sinh tại trường giáo dưỡng có được miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường trong trường hợp giúp cơ quan điều tra phát hiện tội phạm không?
Pháp luật
Khi nào trẻ em bị đưa vào trại giáo dưỡng? Hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào trại giáo dưỡng có nơi cư trú ổn định bao gồm những gì?
Pháp luật
Bổ túc là gì? Việc thực hiện chương trình bổ túc văn hóa tại trường giáo dưỡng được quy định thế nào?
Pháp luật
Người 14 tuổi có bị đưa vào trại cải tạo thanh thiếu niên khi đua xe trái phép không? Vào trại cải tạo thanh thiếu niên có được học văn hóa?
Pháp luật
Giáo dục tại trường giáo dưỡng là gì? Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường giáo dưỡng
899 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường giáo dưỡng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào