Thời lượng thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo được phân bổ thế nào?
Định hướng thiết kế Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo là gì?
Theo tiểu mục 2 Mục I Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo ban hành kèm theo Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT quy định về quan điểm xây dựng Chương trình như sau:
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở: Chương trình Giáo dục Mầm non; Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lý học và phương pháp cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh; Các thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Anh; Phương pháp xây dựng chương trình tiếng Anh của thế giới và kinh nghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam; Bối cảnh văn hóa xã hội, giáo dục và điều kiện kinh tế thực tế của Việt Nam; Sự đa dạng của đối tượng trẻ mẫu giáo về phương diện vùng miền, nhu cầu, điều kiện và khả năng làm quen với tiếng Anh.
2. Chương trình được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp; đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, liên thông giữa các độ tuổi, mang tính mở, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ.
3. Chương trình được xây dựng theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Các hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”, được lồng ghép tích hợp thông qua các hoạt động giáo dục và giao tiếp trong các ngữ cảnh và hoạt động gần gũi, có ý nghĩa.
4. Điều kiện áp dụng Chương trình
Chương trình chỉ áp dụng thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này và sự tự nguyện của gia đình trẻ.
Hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh cần được tổ chức thực hiện đảm bảo không phát sinh biên chế về vị trí giáo viên tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Theo quy định trên, Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp.
Đồng thời đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, liên thông giữa các độ tuổi, mang tính mở, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ.
Chương trình làm quen với tiếng Anh (Hình từ Internet)
Mục tiêu cụ thể của Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo gồm những gì?
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo ban hành kèm theo Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT về mục tiêu cụ thể của Chương trình như sau:
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
...
2. Mục tiêu cụ thể
Hoàn thành Chương trình, trẻ có thể:
a) Nghe hiểu được một số từ, cụm từ và câu quen thuộc;
b) Nghe hiểu và thực hiện được một số yêu cầu ngắn, đơn giản, quen thuộc;
c) Nghe hiểu và có phản hồi phi ngôn ngữ hoặc trả lời ngắn gọn trong các tình huống giao tiếp đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi;
d) Nghe hiểu và có phản hồi phi ngôn ngữ hoặc lời nói khi tham gia các trò chơi phù hợp với lứa tuổi;
đ) Nghe hiểu được nội dung truyện tranh rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.
e) Nhắc lại được, nói được một cách tương đối rõ ràng, dễ nghe một số từ, cụm từ đơn giản;
g) Nhắc lại được, đọc theo được một số bài vần, bài thơ; hát theo một số bài hát đơn giản;
h) Trả lời được câu hỏi về một số tình tiết của truyện theo tranh;
i) Nhắc lại được, nói được một số từ thông dụng từ chỉ người, đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động, biểu tượng, kí hiệu rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi;
k) Đọc theo được thành tiếng một số từ thông dụng khi xem tranh, minh họa chỉ người, đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động, biểu tượng, kí hiệu rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi;
l) Tô màu được một số biểu tượng, kí hiệu, chữ cái theo hướng dẫn bằng tiếng Anh;
m) Có hứng thú với tiếng Anh và tích cực tham gia các hoạt động làm quen với tiếng Anh;
n) Mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp.
Theo đó, Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo được xây dựng với những mục tiêu cụ thể được quy định như trên.
Thời lượng thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo được phân bổ thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục VII Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo ban hành kèm theo Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc chung và phân bổ thời lượng thực hiện Chương trình như sau:
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Nguyên tắc chung và phân bổ thời lượng thực hiện Chương trình
Tùy vào điều kiện triển khai thực tế, nhu cầu và khả năng của trẻ, các cơ sở giáo dục mầm non phát triển kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, đảm bảo mục đích yêu cầu của việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh được tổ chức 35 tuần/năm, tối thiểu 02 hoạt động làm quen với tiếng Anh/tuần, mỗi hoạt động khoảng từ 25 đến 35 phút.
- Tùy từng điều kiện, hoạt động làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo được tổ chức linh hoạt vào thời điểm khác nhau phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu của việc làm quen với tiếng Anh, cũng như mục tiêu chương trình giáo dục mầm non;
- Phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động trong lớp, ngoài lớp; hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ; hoạt động cá nhân, theo nhóm, cả lớp một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ;
- Chú trọng phát triển năng lực giao tiếp thông qua kĩ năng nghe và nói;
- Theo dõi và kịp thời hỗ trợ trẻ giao tiếp, tương tác bằng tiếng Anh;
...
Như vậy, thời lượng thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo được phân bổ tùy vào điều kiện triển khai thực tế, nhu cầu và khả năng của trẻ.
Việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh được tổ chức 35 tuần/năm, tối thiểu 02 hoạt động làm quen với tiếng Anh/tuần, mỗi hoạt động khoảng từ 25 đến 35 phút.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?