Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là bao nhiêu năm theo Luật Đất đai mới nhất? Việc lấy ý kiến quy hoạch được thực hiện trong bao nhiêu ngày?
Nhà nước thực hiện quy hoạch sử dụng đất nhằm các mục đích gì?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Đất đai 2013 và Điều 3 Luật Đất đai 2024 thì quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất và khoanh vùng đất đai dưa trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng đơn vị hành chính cho thời kỳ xác định.
Nhà nước thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất nhằm các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là bao nhiêu năm theo Luật Đất đai mới nhất? Việc lấy ý kiến quy hoạch được thực hiện trong bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh theo Luật Đất đai mới nhất là bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 62 Luật Đất đai 2024 quy định về thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Thời kỳ, tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch.
2. Thời kỳ, tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thống nhất với thời kỳ, tầm nhìn của quy hoạch tỉnh.
3. Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là 10 năm. Tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là 20 năm.
4. Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện được lập hằng năm.
Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể về thời kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Thời kỳ cũng như tầm nhìn quy hoạch sẽ được thống nhất với thời kỳ, tầm nhìn của quy hoạch tỉnh.
Việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sẽ được cơ quan nhà nước dựa trên những căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2024, cụ thể là các căn cứ sau:
(1) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
(2) Các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng; quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có sử dụng đất cấp quốc gia, liên tỉnh;
(3) Quy hoạch tỉnh;
(4) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đơn vị hành chính cấp tỉnh;
(5) Hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai, chất lượng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước của tỉnh;
(6) Nhu cầu, khả năng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương; nguồn lực đầu tư công và các nguồn lực khác;
(7) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
Quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sẽ được cơ quan nhà nươc có thẩm quyền thực hiện dựa trên những nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Đất đai 2024 như sau:
(1) Định hướng sử dụng đất được xác định trong quy hoạch tỉnh, tầm nhìn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;
(2) Xác định, chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh;
(3) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
(4) Xác định ranh giới, vị trí, diện tích khu vực lấn biển để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp;
(5) Khoanh vùng các khu vực sử dụng đất cần quản lý nghiêm ngặt, gồm: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
(6) Phân kỳ quy hoạch sử dụng cho từng kỳ kế hoạch 05 năm theo các nội dung quy hoạch vừa nêu trên;
(7) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Thời gian lấy ý kiến về việc thực hiện kế hoạch quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là bao nhiêu ngày kể từ ngày thông tin được công khai?
Căn cứ khoản 2 Điều 70 Luật Đất đai 2024 thì thời gian lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là 45 ngày kể từ ngày công khai thông tin về nội dung lấy ý kiến.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến của:
- Các sở, ngành có liên quan,
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh,
- Ủy ban nhân dân cấp huyện,
- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có liên quan về quy hoạch sử dụng đất.
Việc lấy ý kiến quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Trong đó, nội dung lấy ý kiến về việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất phải bao gồm báo cáo thuyết minh, hệ thống bản đồ về quy hoạch sử dụng đất;
Việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất được thực hiện trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất và phải công bố công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Lưu ý: Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025, trừ các trường hợp sau:
- Điều 190 Luật Đất đai 2024 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2024.
- Việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị quyết 61/2022/QH15 về tiếp tục tăng, cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.
Khoản 9 Điều 60 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị quyết 61/2022/QH15 hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?