Thời hạn xử lý kỷ luật công chức cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trái pháp luật được tính từ thời điểm Tòa án ra quyết định hủy GCN đúng không?
- Việc xác định thời điểm công chức có hành vi vi phạm trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trái pháp luật được quy định ra sao?
- Thời hạn xử lý kỷ luật công chức cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trái pháp luật được tính từ thời điểm Tòa án ra quyết định hủy GCN đúng không?
- Có các hình thức xử lý kỷ luật nào đối với công chức hiện nay?
Việc xác định thời điểm công chức có hành vi vi phạm trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trái pháp luật được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP) quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
2. Xác định thời điểm có hành vi vi phạm:
a) Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt.
b) Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện.
c) Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
...
Theo thông tìn cũng cấp thì thời điểm có hành vi vi phạm của công chức (cấp giấy chứng nhận kết hôn trái pháp luật) sẽ được xác định từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận công chức có hành vi vi phạm.
Thời hạn xử lý kỷ luật công chức cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trái pháp luật được tính từ thời điểm Tòa án ra quyết định hủy GCN đúng không? (Hình từ Internet)
Thời hạn xử lý kỷ luật công chức cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trái pháp luật được tính từ thời điểm Tòa án ra quyết định hủy GCN đúng không?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP) quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
5. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Nếu hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
Trong trường hợp này có 2 mốc để xác định hành vi vi phạm của công chức Tư pháp cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trái pháp luật:
- Thời điểm Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trái pháp luật.
- Thời điểm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có kết luận giải quyết tố cáo, xác định việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là trái quy định pháp luật.
Theo đó, nếu thời gian nào diễn ra trước thì xác định thời hạn xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm đó.
Lưu ý: Nếu hết thời hạn xử lý kỷ luật công chức mà còn trong thời hiệu thì vẫn xử lý kỷ luật.
Có các hình thức xử lý kỷ luật nào đối với công chức hiện nay?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về hình thức xử lsy kỷ luật công chức như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Theo quy định vừa nêu thì hiện nay có các hình thức xử lý kỷ luật công chức như sau:
(1) Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Hạ bậc lương.
- Buộc thôi việc.
(2) Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Giáng chức.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?