Thời hạn Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là bao lâu?
- Thời hạn Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là bao lâu?
- Có những trường hợp nào được miễn nhiệm Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam?
- Ban Thường vụ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam có được kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm công chứng viên không?
Thời hạn Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 về Ban Thường vụ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam:
Theo đó, Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn từ khi được Hội đồng bầu cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ của Hội đồng, trừ trường hợp bị miễn nhiệm, bãi nhiệm theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023:
Hội đồng công chứng viên toàn quốc (sau đây viết tắt là Hội đồng) do Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc bầu, có nhiệm kỳ 05 (năm) năm theo nhiệm kỳ của Đại hội. Nhiệm kỳ của Hội đồng kết thúc tại thời điểm Đại hội Đại biểu công chứng viên toàn quốc bầu ra Hội đồng nhiệm kỳ mới.
Ngoài ra, Ban Thường vụ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam do Hội đồng bầu ra trong số Ủy viên Hội đồng.
Ban Thường vụ gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các Ủy viên.
Lưu ý: Ủy viên Ban Thường vụ phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn áp dụng cho Ủy viên Hội đồng, đồng thời phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Có tâm huyết với sự nghiệp phát triển nghề công chứng Việt Nam;
- Có bề dày kinh nghiệm nghề nghiệp và hoạt động thực tiễn; có năng lực tổ chức, điều hành và quản lý trong lĩnh vực công chứng;
- Am hiểu pháp luật, công tác tư pháp liên quan đến hoạt động công chứng;
- Có thời gian và các điều kiện khác tham gia thường xuyên vào công việc của Hiệp hội;
- Có uy tín, khả năng thu hút, quy tụ các công chứng viên tham gia các hoạt động chung của Hiệp hội;
- Đã được cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến nhất trí.
Thời hạn Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là bao lâu? (Hình từ Internet)
Có những trường hợp nào được miễn nhiệm Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam?
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 11 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 về miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh của Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam:
Theo đó, việc miễn nhiệm Ủy viên Hội đồng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội được thực hiện theo quy định sau đây:
(1) Đương nhiên miễn nhiệm Ủy viên Hội đồng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội trong các trường hợp sau:
- Không còn là Chủ tịch Hội công chứng viên (đối với Ủy viên đương nhiên của Hội đồng), trừ trường hợp đã được bầu là Ủy viên Ban Thường vụ;
- Được miễn nhiệm công chứng viên theo quy định pháp luật.
Theo đề nghị của Ban Thường vụ, Hội đồng ra nghị quyết về việc miễn nhiệm đối với các trường hợp quy định tại khoản này.
(2) Theo đề nghị của Ban Thường vụ, Hội đồng quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín việc miễn nhiệm Ủy viên Hội đồng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội trong trường hợp tự nguyện rút khỏi chức danh mà mình đang đảm nhiệm, vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ.
Ban Thường vụ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam có được kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm công chứng viên không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 8 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 về Ban Thường vụ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam:
Ban Thường vụ Hiệp hội
...
4. Ban Thường vụ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
g) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm công chứng viên trong trường hợp phát hiện công chứng viên thuộc một trong các trường hợp bị miễn nhiệm theo quy định của pháp luật;
h) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ thi hành, yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định của Hội công chứng viên trái với quy định của pháp luật;
i) Hướng dẫn nội dung, kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm theo quy định của pháp luật;
k) Tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề công chứng và thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hội viên là công chứng viên trong cả nước; tổ chức bình chọn, vinh danh hội viên, tổ chức hành nghề công chứng có nhiều thành tích trong hoạt động;
l) Tập hợp và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp của hội viên với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Như vậy, Ban Thường vụ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam được quyền kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm công chứng viên trong trường hợp phát hiện công chứng viên thuộc một trong các trường hợp bị miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?