Thời hạn thực hiện lộ trình tuân thủ giới hạn góp vốn của tổ chức tín dụng chậm nhất là ngày mấy?
- Thời hạn thực hiện lộ trình tuân thủ giới hạn góp vốn của tổ chức tín dụng chậm nhất là ngày mấy?
- Lộ trình tuân thủ để tổ chức tín dụng tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần bao gồm những nội dung gì?
- Cơ quan nào giám sát theo dõi, giám sát việc thực hiện lộ trình tuân thủ của tổ chức tín dụng?
Thời hạn thực hiện lộ trình tuân thủ giới hạn góp vốn của tổ chức tín dụng chậm nhất là ngày mấy?
Theo Điều 3 Thông tư 16/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Thời hạn lộ trình tuân thủ
Tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ để bảo đảm chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025 tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần tại khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng.
Như vậy, tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ để bảo đảm chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025 tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần.
Thời hạn thực hiện lộ trình tuân thủ giới hạn góp vốn của tổ chức tín dụng chậm nhất là ngày mấy? (hình từ internet)
Lộ trình tuân thủ để tổ chức tín dụng tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 4 Thông tư 16/2024/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng phối hợp với cổ đông lớn, thành viên góp vốn liên quan đến các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được xác định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 16/2024/TT-NHNN xây dựng lộ trình tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần tại điểm b khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Lộ trình tuân thủ của tổ chức tín dụng phải có tối thiểu các nội dung sau đây:
- Danh sách cổ đông lớn, thành viên góp vốn liên quan đến các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được xác định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 16/2024/TT-NHNN, bao gồm các thông tin:
+ Đối với cá nhân:
++ Họ và tên;
++ Số định danh cá nhân (hoặc số chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng), ngày cấp, nơi cấp, nơi đăng ký thường trú, nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú), ngày, tháng, năm sinh của cá nhân là người Việt Nam;
++ Quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, nơi tạm trú tại Việt Nam, nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi đăng ký tạm trú) của cá nhân là người nước ngoài;
++ Thông tin về số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp trên vốn điều lệ mà cá nhân đang sở hữu tại tổ chức tín dụng (bao gồm cả phần vốn góp, cổ phần ủy quyền, ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác đứng tên); tên tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền, ủy thác và mối quan hệ với cá nhân đó.
+ Đối với tổ chức:
++ Tên tổ chức, số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương, ngày cấp, nơi cấp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;
++ Thông tin về số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp trên vốn điều lệ mà tổ chức đang sở hữu tại tổ chức tín dụng (bao gồm cả phần vốn góp, cổ phần ủy quyền, ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác đứng tên); tên tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền, ủy thác và mối quan hệ với tổ chức đó.
- Danh sách doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được xác định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 16/2024/TT-NHNN, bao gồm các thông tin:
++ Tên tổ chức, số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương, ngày cấp, nơi cấp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và mối quan hệ với cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng;
++ Thông tin về số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp trên vốn điều lệ mà tổ chức tín dụng đang sở hữu tại từng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng (bao gồm cả phần vốn góp, cổ phần ủy quyền, ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác đứng tên); tên tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền, ủy thác và mối quan hệ với tổ chức đó;
- Biện pháp áp dụng (tổ chức tín dụng giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng đó; hoặc cổ đông lớn, thành viên góp vốn giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tại tổ chức tín dụng đó; hoặc các biện pháp khác) và các mốc thời gian thực hiện để tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần điểm b khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng 2024
Cơ quan nào giám sát theo dõi, giám sát việc thực hiện lộ trình tuân thủ của tổ chức tín dụng?
Theo Điều 7 Thông tư 16/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Thực hiện lộ trình
1. Tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân liên quan tại lộ trình tuân thủ có trách nhiệm thực hiện lộ trình tuân thủ đã gửi Ngân hàng Nhà nước quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Trong thời gian thực hiện lộ trình tuân thủ, trường hợp cần thiết, tổ chức tín dụng phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan điều chỉnh biện pháp áp dụng và lộ trình thực hiện nhưng phải đảm bảo thời hạn lộ trình tuân thủ tại Điều 3 Thông tư này. Tổ chức tín dụng gửi lộ trình tuân thủ được điều chỉnh trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và công ty con của tổ chức tín dụng, cổ đông, cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng liên quan.
3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo dõi, giám sát việc thực hiện lộ trình tuân thủ của tổ chức tín dụng.
...
Như vậy, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo dõi, giám sát việc thực hiện lộ trình tuân thủ của tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?