Thời hạn thăng quân hàm cấp tướng đối với sĩ quan tại ngũ là bao lâu? Ai là người có thẩm quyền thăng quân hàm cấp tướng?

Tôi có thắc mắc liên quan đến việc thăng quân hàm cấp tướng. Anh trai tôi hiện tại đang là sĩ quan tại ngũ và đang giữ chức vụ Đại tá. Cho tôi hỏi thời hạn thăng quân hàm cấp tướng đối với sĩ quan tại ngũ là bao lâu? Ai là người có thẩm quyền thăng quân hàm cấp tướng? Câu hỏi của anh Tiến Trung ở Hà Nội.

Điều kiện để được thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về điều kiện để được thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ như sau:

Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
...

Căn cứ Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về tiêu chuẩn của sĩ quan như sau:

Tiêu chuẩn của sĩ quan
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.

Theo đó, điều kiện để được thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ là đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 nêu trên.

Đồng thời có cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm. Và đủ thời hạn xét thăng quân hàm theo quy định.

Sĩ quan tại ngũ

Sĩ quan tại ngũ (Hình từ Internet)

Thời hạn thăng quân hàm cấp tướng đối với sĩ quan tại ngũ là bao lâu?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ như sau:

Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
...
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
...

Theo đó, thời hạn thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ là những thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 17 nêu trên.

Thời hạn thăng quân hàm cấp tướng đối với sĩ quan tại ngũ đối với trường hợp đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm.

Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm.

Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm. Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm.

Ai là người có thẩm quyền thăng quân hàm cấp tướng đối với sĩ quan tại ngũ?

Căn cứ Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008, khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan như sau:

Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.

Theo đó, Chủ tịch nước là người có thẩm quyền thăng quân hàm cấp tướng đối với sĩ quan tại ngũ.

Sĩ quan tại ngũ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sĩ quan tại ngũ để được thăng quân hàm cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Hạ sĩ quan tốt nghiệp trường đào tạo sĩ quan có được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ không?
Pháp luật
Thời hạn thăng quân hàm cấp tướng đối với sĩ quan tại ngũ là bao lâu? Ai là người có thẩm quyền thăng quân hàm cấp tướng?
Pháp luật
Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá bao nhiêu?
Pháp luật
Sĩ quan tại ngũ của Quân đội nhân dân Việt Nam được thăng quân hàm lên Thượng úy cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Điều kiện để sĩ quan tại ngũ trong quân đội được xét thăng quân hàm Thiếu úy lên Trung úy là gì theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Đội ngũ sĩ quan tại ngũ sẽ được bổ sung từ những đối tượng nào? Nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan tại ngũ là gì?
Pháp luật
Sĩ quan tại ngũ chuyển sang làm quân nhân chuyên nghiệp được hưởng các chế độ nào?
Pháp luật
Hệ thống cấp bậc trong quân đội năm 2022? Làm sao để nhận biết được các cấp bậc trong quân đội hiện nay?
Pháp luật
Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ loại Khá có được phong quân hàm Trung úy hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sĩ quan tại ngũ
6,845 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sĩ quan tại ngũ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sĩ quan tại ngũ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào