Thời hạn lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe tại các cơ sở y tế (Bệnh viện) tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là bao lâu?
- Thời hạn lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe tại các cơ sở y tế (Bệnh viện) hiện nay là bao lâu?
- Thời hạn lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe đối với các bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
- Trong thời gian lưu trữ tại bệnh viện hồ sơ khám sức khỏe hay các hồ sơ bệnh án được sử dụng như thế nào?
Thời hạn lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe tại các cơ sở y tế (Bệnh viện) hiện nay là bao lâu?
Hiện tại không có quy định về thời hạn lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe mà chỉ có quy định liên quan đến lưu trữ bệnh án theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành Quy chế bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Cụ thể việc lưu trữ bệnh án như sau:
"5. QUY CHẾ LƯU TRỮ HỒ SƠ BỆNH ÁN
I. Quy định chung
1. Hồ sơ bệnh án là tài liệu quan trọng phải được giữ gìn, bảo quản tốt theo đúng quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú, chuyển viện và tử vong phải được hoàn chỉnh các thủ tục hành chính theo quy chế vào viện chuyển khoa chuyển viện ra viện sau đó chuyển đến phòng kế hoạch tổng hợp lưu trữ theo quy định.
3. Việc khai thác sử dụng hồ sơ bệnh án phải theo đúng quy định.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Lưu trữ hồ sơ bệnh án:
a. Đăng ký lưu trữ:
- Người bệnh ra viện trong 24 giờ, khoa phải hoàn chỉnh các thủ tục hành chính của hồ sơ bệnh án theo quy chế, chuyển đến phòng kế hoạch tổng hợp.
- Phòng kế hoạch tổng hợp kiểm tra việc thực hiện quy chế hồ sơ bệnh án của khoa trình giám đốc ký duyệt và chuyển lưu trữ.
- Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú lưu trữ ít nhất 10 năm.
- Hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt lưu trữ ít nhất 15 năm.
- Hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong lưu trữ ít nhất 20 năm."
Tải về mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất 2023: Tại Đây
Thời hạn lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe tại các cơ sở y tế (Bệnh viện) tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là bao lâu?
Thời hạn lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe đối với các bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
Sở Y tế TP.HCM cũng từng có hướng dẫn tại Công văn 2196/SYT-VP năm 2015 hướng dẫn thẩm tra danh mục tài liệu hết giá trị và tổ chức tiêu hủy tài liệu lưu trữ do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành như sau:
4. Về thời hạn lưu trữ:
a) Đối với hồ sơ, tài liệu chuyên ngành y tế: Bộ Y tế chưa có thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn, nghiệp vụ của ngành y tế. Tuy nhiên căn cứ tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Khám chữa bệnh quy định thời hạn lưu trữ hồ sơ bệnh án như sau:
- Đối với hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú thời gian lưu trữ ít nhất là 10 năm;
- Đối với hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt thời gian lưu trữ ít nhất là 15 năm;
- Đối với hồ sơ tử vong, thời gian lưu trữ ít nhất là 20 năm.
- Đối với hồ sơ giám định pháp y tâm thần, thời gian lưu trữ ít nhất là 30 năm kể từ ngày kết thúc việc giám định.
b) Đối với hồ sơ, tài liệu khác: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nội vụ quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và các văn bản pháp lý theo quy định hiện hành.
Tại Thông tư 53/2017/TT-BYT quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, tuy nhiên trong này thì lại không có quy định về hồ sơ khám sức khỏe.
Theo các quy định trên thì hồ sơ khám sức khỏe không có quy định về việc được lưu trữ tại bệnh viện trong bao nhiêu năm chị nhé.
Trong thời gian lưu trữ tại bệnh viện hồ sơ khám sức khỏe hay các hồ sơ bệnh án được sử dụng như thế nào?
Vì hiện nay chưa có quy định về hồ sơ khám sức khỏe được lưu trữ tại Bệnh viện vì thế tại đây chỉ đề cập đến việc sử dụng các hồ sơ bệnh án tại bệnh viện.
Căn cứ Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành Quy chế bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì việc sử dụng hồ sơ bệnh án chỉ được sử dụng trong hai trường hợp.
- Bác sĩ trong bệnh viện cần mượn hồ sơ bệnh án để giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. Trường hợp này khi bác sĩ mượn hồ sơ bệnh án phải có giấy đề nghị rõ mục đích, thông qua trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và chỉ được đọc tại chỗ. Đối với hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong, ngoài các thủ tục trên phải được giám đốc bệnh viện ký duyệt. Người mượn hồ sơ bệnh án không được tiết lộ nghề nghiệp chuyên môn.
- Cơ quan bảo vệ pháp luật và thanh tra cần sử dụng hồ sơ bệnh án. Trường hợp này thì phải có giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị ghi rõ mục đích sử dụng hồ sơ bệnh án và phải được giám đốc bệnh viện ký duyệt mới được phép đưa hồ sơ bệnh án cho mượn đọc hay sao chụp tại chỗ.
+ Đối với hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong giám đốc bệnh viện phải báo cáo lên cấp trên quản lý trực tiếp, sau khi được sự đồng ý của cấp trên giám đốc bệnh viện mới được phép cho mượn đọc hoặc sao chụp chép tại chỗ.
+ Đối với hồ sơ bệnh án của cán bộ diện quản lý bảo vệ sức khỏe trung ương phải được phép của chủ tịch hội đồng quản lý sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước mới được phép cho mượn đọc hoặc sao chụp, chép tại chỗ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?