Thời hạn ký Biên bản ghi nhớ dự án nhà máy điện PPP được quy định ra sao? Biên bản ghi nhớ dự án nhà máy điện PPP gồm những nội dung gì?

Cho tôi hỏi thời hạn ký Biên bản ghi nhớ dự án nhà máy điện PPP được quy định ra sao? Biên bản ghi nhớ dự án nhà máy điện PPP gồm những nội dung gì? Việc điều chỉnh các mốc tiến độ phát triển dự án nhà máy điện PPP quy định ra sao? Câu hỏi của anh Thạch đến từ Nha Trang.

Thời hạn ký Biên bản ghi nhớ dự án nhà máy điện PPP được quy định ra sao?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 43/2016/TT-BCT quy định thời hạn ký Biên bản ghi nhớ dự án nhà máy điện PPP như sau:

Thời hạn ký Biên bản ghi nhớ
Trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày được giao quyền phát triển Dự án nhà máy điện PPP, Chủ đầu tư dự án nhà máy điện PPP và Bộ Công Thương thực hiện ký kết MOU.

Như vậy, trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày được giao quyền phát triển Dự án nhà máy điện PPP, Chủ đầu tư dự án nhà máy điện PPP và Bộ Công Thương thực hiện ký kết Biên bản ghi nhớ.

Thời hạn ký Biên bản ghi nhớ dự án nhà máy điện PPP được quy định ra sao? Biên bản ghi nhớ dự án nhà máy điện PPP gồm những nội dung gì?

Thời hạn ký Biên bản ghi nhớ dự án nhà máy điện PPP được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Biên bản ghi nhớ dự án nhà máy điện PPP gồm những nội dung gì?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 43/2016/TT-BCT quy định Biên bản ghi nhớ dự án nhà máy điện PPP như sau:

Nội dung Biên bản ghi nhớ
Ngoài các nội dung về phát triển dự án nhà máy điện PPP theo quy định, MOU phải bao gồm thêm các nội dung sau:
1. Quy định quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư dự án nhà máy điện PPP và Bộ Công Thương trong quá trình thực hiện đầu tư dự án nhà máy điện nhằm đảm bảo đúng tiến độ dự kiến đưa vào vận hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kế hoạch thực hiện dự án gồm tối thiểu các mốc tiến độ phát triển dự án sau:
a) Tiến độ lập và phê duyệt Quy hoạch địa điểm (nếu có), bao gồm: Ngày trình; ngày phê duyệt;
b) Tiến độ lập và phê duyệt FS, bao gồm: Ngày trình; ngày phê duyệt;
c) Kế hoạch đàm phán Hợp đồng PPP và các tài liệu liên quan;
d) Lịch trình đàm phán các tài liệu liên quan: PPA, LLA, hợp đồng EPC và các hợp đồng cung cấp nhiên liệu (nếu có); các hợp đồng khác (nếu có);
đ) Tiến độ ký tắt các tài liệu dự án;
e) Ngày nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; ngày ký chính thức các tài liệu dự án và Hợp đồng PPP;
g) Tiến độ đóng tài chính;
h) Tiến độ khởi công và xây dựng, bao gồm: Ngày khởi công dự án; ngày vận hành thương mại từng tổ máy; ngày vận hành thương mại toàn bộ nhà máy.

Theo đó, Biên bản ghi nhớ dự án nhà máy điện PPP gồm những nội dung sau đây:

- Quy định quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư dự án nhà máy điện PPP và Bộ Công Thương trong quá trình thực hiện đầu tư dự án nhà máy điện nhằm đảm bảo đúng tiến độ dự kiến đưa vào vận hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kế hoạch thực hiện dự án gồm tối thiểu các mốc tiến độ phát triển dự án sau:

+ Tiến độ lập và phê duyệt Quy hoạch địa điểm (nếu có), bao gồm: Ngày trình; ngày phê duyệt;

+ Tiến độ lập và phê duyệt FS, bao gồm: Ngày trình; ngày phê duyệt;

+ Kế hoạch đàm phán Hợp đồng PPP và các tài liệu liên quan;

+ Lịch trình đàm phán các tài liệu liên quan: PPA, LLA, hợp đồng EPC và các hợp đồng cung cấp nhiên liệu (nếu có); các hợp đồng khác (nếu có);

+ Tiến độ ký tắt các tài liệu dự án;

+ Ngày nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; ngày ký chính thức các tài liệu dự án và Hợp đồng PPP;

+ Tiến độ đóng tài chính;

+ Tiến độ khởi công và xây dựng, bao gồm: Ngày khởi công dự án; ngày vận hành thương mại từng tổ máy; ngày vận hành thương mại toàn bộ nhà máy.

Việc điều chỉnh các mốc tiến độ phát triển dự án nhà máy điện PPP quy định ra sao?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 43/2016/TT-BCT quy định như sau:

Điều chỉnh các mốc tiến độ phát triển dự án nhà máy điện PPP
Trường hợp dự án có nguy cơ chậm tiến độ so với các mốc tiến độ phát triển dự án đã cam kết tại MOU, Chủ đầu tư dự án nhà máy điện PPP phải có trách nhiệm nỗ lực tìm các biện pháp giải quyết vướng mắc để đảm bảo hoàn thành các mốc tiến độ được giao. Bộ Công Thương và Chủ đầu tư dự án nhà máy điện PPP chỉ thực hiện điều chỉnh các mốc tiến độ phát triển dự án tại MOU quy định tại các điểm a, b, c, d, đ Khoản 2 Điều 5 Thông tư này trong các trường hợp sau:
1. Bị chậm do xảy ra sự kiện bất khả kháng: Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi rơi vào tình trạng bất khả kháng, Chủ đầu tư dự án nhà máy điện PPP phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Công Thương và đề nghị điều chỉnh các mốc tiến độ phát triển dự án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Bộ Công Thương có văn bản gửi Chủ đầu tư dự án nhà máy điện PPP có ý kiến đối với sự kiện bất khả kháng của Chủ đầu tư để làm cơ sở mời Chủ đầu tư dự án nhà máy điện PPP cùng thực hiện việc ký kết điều chỉnh các mốc tiến độ phát triển dự án tại MOU.
2. Dự án không đạt được mốc tiến độ cam kết do hành vi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hạng mục công việc tại mốc tiến độ đó:
a) Chậm nhất 15 ngày làm việc sau khi bị chậm mốc tiến độ cam kết, Chủ đầu tư dự án nhà máy điện PPP phải có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị điều chỉnh các mốc tiến độ phát triển dự án và giải trình các nguyên nhân làm chậm mốc tiến độ do hành vi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hạng mục công việc tại mốc tiến độ đó. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Công Thương có văn bản gửi Chủ đầu tư dự án nhà máy điện PPP có ý kiến đối với các nguyên nhân làm chậm mốc tiến độ không phải lỗi của Chủ đầu tư để làm cơ sở mời Chủ đầu tư dự án nhà máy điện PPP cùng thực hiện việc ký kết điều chỉnh các mốc tiến độ phát triển dự án tại MOU.
...

Như vậy, việc điều chỉnh các mốc tiến độ phát triển dự án nhà máy điện PPP quy định như trên.

Dự án nhà máy điện PPP
Dự án PPP Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dự án PPP
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành tiểu dự án trong dự án PPP hiện nay là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
Pháp luật
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP đối với rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Đầu tư theo phương thức PPP có được thực hiện đối với đầu tư dự án giáo dục đào tạo hay không? Quy mô đầu tư là bao nhiêu?
Pháp luật
Trong hợp đồng dự án PPP nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư khác hay không?
Pháp luật
Lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP thông qua mấy hình thức? Xác định nhà đầu tư được chỉ định đối với dự án PPP được thực hiện khi nào?
Pháp luật
Hướng dẫn ghi nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án PPP được quy định như thế nào?
Pháp luật
Luật PPP và dự án PPP là gì? Đầu tư theo phương thức PPP phải đảm bảo tính công khai, minh bạch như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nhà nước cần đăng tải thông tin gì về dự án PPP lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất cần đáp ứng những điều kiện nào? Trình tự lập hồ sơ đề xuất dự án được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng BTO là viết tắt của từ nào? Hợp đồng BTO có các nội dung cơ bản nào theo quy định hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án nhà máy điện PPP
1,049 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự án nhà máy điện PPP Dự án PPP
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào