Thời hạn gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng là khi nào?
Thời hạn gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng là khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý
1. Chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý:
a) Tổ chức tín dụng lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này và gửi bằng đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ nêu trên, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi tổ chức tín dụng xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính về thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng;
c) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng, chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
2. Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý, tổ chức tín dụng được chuyển đổi hình thức pháp lý thực hiện công bố thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
3. Chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý:
a) Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý, tổ chức tín dụng gửi bằng đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này. Quá thời hạn này, Ngân hàng Nhà nước không nhận được đầy đủ các hồ sơ nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các hồ sơ nêu trên, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi tổ chức tín dụng xác nhận về việc đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng, cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, xác nhận đăng ký Điều lệ và chấp thuận các nội dung khác (nếu có). Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày văn bản chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý có hiệu lực, tổ chức tín dụng thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; công bố thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này; tổ chức khai trương hoạt động theo quy định của pháp luật và có văn bản báo cáo việc hoàn tất chuyển đổi hình thức pháp lý gửi Ngân hàng Nhà nước.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng được chuyển đổi hình thức pháp lý hết hiệu lực, tổ chức tín dụng được chuyển đổi hình thức pháp lý có trách nhiệm hoàn trả Ngân hàng Nhà nước Giấy phép thành lập và hoạt động đã hết hiệu lực.
Như vậy theo quy định trên thời hạn gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng là 120 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý.
Thời hạn gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng là khi nào? (Hình từ Internet)
Trong phương án chuyển đổi hình thức pháp lý phải thể hiện được những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định trong phương án chuyển đổi hình thức pháp lý phải thể hiện được những nội dung sau đây:
- Thứ nhất, tên, địa chỉ và trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng.
- Thứ hai, tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của chủ sở hữu, Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
- Thứ ba, lý do chuyển đổi hình thức pháp lý.
- Thứ tư, tóm tắt tình hình tài chính và kết quả hoạt động của tổ chức tín dụng được chuyển đổi trong 03 năm liền kề trước năm đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý.
- Thứ năm, giá trị thực của vốn điều lệ trước và sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng; nợ xấu, các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động và việc tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ này của tổ chức tín dụng trước khi chuyển đổi hình thức pháp lý.
- Thứ sáu, quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).
- Thứ bảy, dự kiến về sơ đồ tổ chức, mạng lưới hoạt động và các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý.
- Thứ tám, phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý, trong đó tối thiểu phải bao gồm các nội dung:
+ Phân tích thị trường, chiến lược, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh; các báo cáo tài chính dự kiến của từng năm (bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động.
+ Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động và thuyết minh khả năng thực hiện các chỉ tiêu tài chính trong từng năm);
- Tỷ lệ phần vốn góp, sở hữu cổ phần; điều kiện đối với cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, cổ đông chiến lược, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, chủ sở hữu, thành viên góp vốn nhận chuyển nhượng, thành viên góp vốn mới của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý; tỷ lệ chuyển đổi vốn góp, vốn cổ phần; phương thức và thời gian chuyển đổi.
Thực hiện chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng phải dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định thực hiện chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng phải dựa trên nguyên tắc sau đây:
- Đầu tiên, việc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần, chào bán cổ phiếu phải tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định của pháp luật về chứng khoán và pháp luật có liên quan.
- Thứ hai, tổ chức tín dụng chỉ được chuyển đổi hình thức pháp lý phù hợp với hình thức tổ chức quy định tại Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước.
-Thứ ba, bảo mật thông tin nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của tổ chức tín dụng trước khi Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý được cơ quan có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng thông qua. Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng, trung thực, chính xác, không gây hiểu nhầm.
- Thứ tư, nghiêm cấm việc tẩu tán tài sản dưới mọi hình thức. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình chuyển đổi hình thức pháp lý phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức tín dụng, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc chuyển đổi hình thức pháp lý.
- Cuối cùng, giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng được chuyển đổi hình thức pháp lý hết hiệu lực khi tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý khai trương hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?