Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước là bao lâu?
- Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước là bao lâu?
- Việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước được quy định thế nào?
- Để được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước cá nhân cần đáp ứng những điều kiện nào?
Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước là bao lâu?
Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ trở lên thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ theo tên gọi cũ của doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định, thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực.
Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước là bao lâu? (Hình từ Internet)
Việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước được quy định thế nào?
Việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 159/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP) như sau:
Đề xuất chủ trương bổ nhiệm
1. Đối với bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước:
a) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được bổ nhiệm;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.
2. Đối với bổ nhiệm Kiểm soát viên:
a) Cơ quan tham mưu đề xuất bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu về chủ trương, dự kiến nhân sự bổ nhiệm;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, cơ quan tham mưu phải tiến hành quy trình điều động, bổ nhiệm Kiểm soát viên theo quy trình bổ nhiệm đối với nhân sự nguồn từ nơi khác.
Như vậy, việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước được quy định cụ thể như sau:
- Cơ quan tham mưu đề xuất bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu về chủ trương, dự kiến nhân sự bổ nhiệm;
- Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, cơ quan tham mưu phải tiến hành quy trình điều động, bổ nhiệm Kiểm soát viên theo quy trình bổ nhiệm đối với nhân sự nguồn từ nơi khác.
Để được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước cá nhân cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 159/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP) quy định, để được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
(2) Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên.
Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh tương đương trở lên.
Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(3) Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
(4) Tuổi bổ nhiệm:
- Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm.
Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Nhân sự được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm.
(5) Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(6) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
(7) Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.
(8) Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương).
Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?