Thời hạn để trả lời đề nghị hướng dẫn, giải đáp vướng mắc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới có thời hạn bao lâu?
Hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ của các Viện kiểm sát nhân dân là gì?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 2 Quy định Về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Đề nghị hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ là việc Viện kiểm sát cấp dưới đề nghị Viện kiểm sát cấp trên hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trong nhận thức quy định của pháp luật; trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án, vụ việc cụ thể; trong nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp (sau đây viết tắt là đề nghị hướng dẫn, giải đáp vướng mắc).
2. Hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ là việc Viện kiểm sát cấp trên hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về nhận thức, áp dụng pháp luật, nghiệp vụ cho Viện kiểm sát cấp dưới (sau đây viết tắt là hướng dẫn, giải đáp vướng mắc). [...]"
Viện kiểm sát (Hình từ Internet)
Thời hạn để trả lời đề nghị hướng dẫn, giải đáp vướng mắc của Viện kiểm sát cấp dưới là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định Về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
"Điều 7. Thời hạn trả lời đề nghị hướng dẫn, giải đáp vướng mắc
1. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trong nhận thức quy định của pháp luật, Viện kiểm sát cấp trên phải có văn bản hướng dẫn, giải đáp cho Viện kiểm sát cấp dưới. Hết thời hạn nêu trên, nếu Viện kiểm sát cấp trên chưa có văn bản trả lời thì có văn bản thông báo lý do để Viện kiểm sát cấp dưới biết. Trường hợp thuộc khoản 5 Điều 8 Quy định này thì thời hạn trả lời đề nghị hướng dẫn, giải đáp vướng mắc có thể kéo dài.
Thời hạn trả lời được tính từ ngày Viện kiểm sát cấp trên nhận được đề nghị hướng dẫn, giải đáp vướng mắc của Viện kiểm sát cấp dưới.
2. Thời hạn hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án, vụ việc cụ thể và trong nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát cấp trên không quá thời hạn giải quyết vụ án, vụ việc trong từng giai đoạn tố tụng."
Như vậy thời hạn để trả lời đề nghị hướng dẫn, giải đáp vướng mắc của Viện kiểm sát cấp dưới được quy định như trên.
Trường hợp thuộc khoản 5 Điều 8 Quy định này thì thời hạn trả lời đề nghị hướng dẫn, giải đáp vướng mắc có thể kéo dài.
Trách nhiệm hướng dẫn, giải đáp vướng mắc của các Viện kiểm sát được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy định Về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
"Điều 8. Hướng dẫn, giải đáp vướng mắc
1. Trách nhiệm hướng dẫn, giải đáp vướng mắc như sau:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu hướng dẫn, giải đáp vướng mắc đối với đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực; trường hợp không hướng dẫn, giải đáp được thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu đề nghị Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương hướng dẫn, giải đáp và có văn bản thông báo cho Viện kiểm sát đã đề nghị biết.
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương hướng dẫn, giải đáp vướng mắc đối với đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu; trường hợp không hướng dẫn, giải đáp được thì Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn, giải đáp và có văn bản thông báo cho Viện kiểm sát đã đề nghị biết.
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hướng dẫn, giải đáp đối với vướng mắc liên quan đến công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ pháp chế và Quản lý khoa học) hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trong nhận thức quy định của pháp luật đối với đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hoặc Viện kiểm sát quân sự trung ương quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận được đề nghị hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trong nhận thức quy định của pháp luật của các Viện kiểm sát quy định tại điểm a khoản này thì chuyển cho Vụ pháp chế và Quản lý khoa học để hướng dẫn, giải đáp theo thẩm quyền.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đơn vị nghiệp vụ) hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án, vụ việc cụ thể và trong nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Trường hợp Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học nhận được đề nghị hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án, vụ việc cụ thể và trong nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của các Viện kiểm sát quy định tại điểm a khoản này thì chuyển cho các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao để hướng dẫn, giải đáp theo thẩm quyền."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?