Thời hạn đăng ký Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư 2024 khi nào kết thúc? Thông tin đăng ký lớp ra sao?
Đăng ký Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư 2024 tại khi nào kết thúc? Thông tin đăng ký lớp ra sao?
Ngày 26 tháng 3 năm 2024, Học viện Tư pháp đã có văn bản thông báo việc chiêu sinh các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đối với Luật sư. Theo đó, Thông báo 470/TB-HVTP năm 2024 tải về có nội dung về việc chiêu sinh Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư năm 2024 như sau:
Để nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ Luật sư, Học viện Tư pháp thông báo chiêu sinh Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư năm 2024 theo phương thức trực tuyến, cụ thể như sau:
- Nội dung bồi dưỡng:
Nội dung 1: Kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu, an ninh mạng trong thời kỳ chuyển đổi số dành cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
Nội dung 2: Kỹ năng xây dựng và phát triển quan hệ với truyền thông. báo chí phục vụ hoạt động nghề nghiệp của luật sư trong kỳ nguyên số.
Nội dung 3: Kỹ năng thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cử, dữ liệu điện tử trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư.
Nội dung 4: Kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư.
- Quyền lợi của học viên
+ Được bồi dưỡng, trau dồi các kiến thức, kỹ năng nhằm phòng ngừa lộ, lọt thông tin khách hàng, mất dữ liệu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu trong hoạt động nghề nghiệp.
+ Được bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng tiếp xúc với công chúng, truyền thông, báo chí, được trau dồi các kỹ năng xây dựng, quảng bá, giới thiệu và phát triển hình ảnh cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động của luật sư.
+ Được trao đổi, đối thoại, giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong đám bảo an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu, thông tin; trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và trong việc xây dựng, phát triển quan hệ với truyền thông, báo chí.
+ Học viên hoàn thành khoá học được cấp Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Thông tư 02/2019/TT-BTP ngày 15 tháng 3 năm 2019 của Bộ Tư pháp quy định nghĩa vụ tham gia bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của Luật sư.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng:
+ Học viên tham gia đủ thời lượng của khoá học.
+ Học viên học tập nghiêm túc và tuân thủ đúng nội quy lớp học.
+ Học viên sử dụng thiết bị học tập có mic, camera và đảm bảo chất lượng đường truyền internet.
- Thời lượng, thời gian, phương thức, địa điểm tổ chức
+ Thời lượng bồi dưỡng: 01 ngày (08 giờ)/01 nội dung.
+ Phương thức tổ chức: Tập trung tại trụ sở Học viện Tư pháp kết hợp trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
+ Thời gian dự kiến:
- Đối tượng và số lượng chiêu sinh: Luật sư và các đối tượng khác có nhu cầu tham dự; Số lượng: Dự kiến 50 học viên/lớp,
- Học phí: 600.000 đồng/01 nội dung. Học viên chỉ nộp học phí sau khi có Thông báo nhập học.
- Đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng
+ Đăng ký tham gia khóa học trước 16h ngày 15/7/2024.
+ Tham gia nhóm Zalo theo link hoặc quét mã QR.
Trên cơ sở danh sách đăng ký tham gia khóa học, Học viện Tư pháp sẽ gửi Thông báo nhập học tới nhóm Zalo, Email đã cung cấp và đăng tải thông tin tại mục Bồi dưỡng trên Website của Học viện Tư pháp.
Như vậy, việc đăng ký Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư 2024 sẽ kết thúc vào 16g00 ngày 15/7/2024.
Đăng ký Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư 2024 tại khi nào kết thúc? Thông tin đăng ký lớp ra sao? (Hình từ Internet)
Luật sư có quyền và nghĩa vụ ra sao khi hành nghề?
Căn cứ Điều 21 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ của Luật sư như sau:
Quyền, nghĩa vụ của luật sư
1. Luật sư có các quyền sau đây:
a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
c) Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;
d) Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
đ) Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này.
2. Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;
c) Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
đ) Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, khi hành nghề Luật sư có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Luật sư có các quyền sau đây:
+ Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư 2006 và quy định của pháp luật có liên quan;
+ Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
+ Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư 2006;
+ Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
+ Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
+ Các quyền khác theo quy định của Luật Luật sư 2006.
- Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:
+ Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật Luật sư 2006;
+ Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;
+ Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
+ Thực hiện trợ giúp pháp lý;
+ Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Luật sư 2006.
Luật sư được hoạt động trong phạm vi nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Luật sư 2006 quy định về phạm vi hành nghề của Luật sư như sau:
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện tư vấn pháp luật.
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư 2006.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?