Thời hạn chuyển giao quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước là bao nhiêu ngày?
- Ai có quyền chuyển giao quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước?
- Thời hạn chuyển giao quyền cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước là bao nhiêu ngày?
- Kiểm soát viên có trách nhiệm gì đối với việc chuyển giao quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước?
Ai có quyền chuyển giao quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước?
Ai có quyền chuyển giao quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế về trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2018 như sau:
Các bên trong quá trình chuyển giao
1. Bên giao là Người đứng đầu hoặc cấp phó được Người đứng đầu Cơ quan chuyển giao ủy quyền bằng văn bản.
2. Bên nhận là Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc cấp phó được ủy quyền bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định trên thì người đứng đầu hoặc cấp phó được Người đứng đầu Cơ quan chuyển giao ủy quyền bằng văn bản có quyền chuyển giao quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.
Thời hạn chuyển giao quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước là bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Thời hạn chuyển giao quyền cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước là bao nhiêu ngày?
Thời hạn chuyển giao quyền cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2018 như sau:
Thời gian thực hiện chuyển giao
1. Cơ quan chuyển giao có trách nhiệm thực hiện các bước công việc chuyển giao để Ủy ban tiếp nhận quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại các doanh nghiệp xác định tại khoản 1 đến khoản 19 Điều 3 Quy chế này trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Nghị định số 131/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
2. Việc chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 20 Điều 3 Quy chế này về Ủy ban được thực hiện theo quy định tại Quy chế này và thời hạn chuyển giao chậm nhất trong 45 ngày kể từ ngày Quyết định chuyển giao của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực.
3. Trong quá trình chuyển giao, trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn, bạo động, đình công, Cơ quan chuyển giao căn cứ tình hình thực tế khắc phục hậu quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thời hạn chuyển giao. Trường hợp do điều kiện, hoàn cảnh khách quan về thay đổi quy định của Nhà nước nên công tác chuyển giao không thể thực hiện theo đúng thời hạn nêu trên, Cơ quan chuyển giao kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép kéo dài thời gian nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn chuyển giao theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn chuyển giao quyền cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước tại khoản 20 Điều 3 Quy chế này về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chậm nhất trong 45 ngày kể từ ngày Quyết định chuyển giao của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực.
Cơ quan chuyển giao có trách nhiệm chuyển giao để Ủy ban tiếp nhận quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại các doanh nghiệp xác định tại khoản 1 đến khoản 19 Điều 3 Quy chế này trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Nghị định 131/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Nếu trong quá trình chuyển giao mà xảy ra các trường hợp khả kháng thì căn cứ tình hình thực tế khắc phục hậu quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thời hạn chuyển giao.
Nếu do điều kiện, hoàn cảnh khách quan về thay đổi quy định của Nhà nước nên công tác chuyển giao không thể thực hiện theo đúng thời hạn nêu trên, Cơ quan chuyển giao kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép kéo dài thời gian nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn chuyển giao theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
Kiểm soát viên có trách nhiệm gì đối với việc chuyển giao quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước?
Kiểm soát viên có trách nhiệm gì đối với việc chuyển giao quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, thì theo quy định tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2018 như sau:
- Phối hợp với đơn vị chức năng của Cơ quan chuyển giao chuẩn bị và lập hồ sơ chuyển giao doanh nghiệp theo quy định của Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Thực hiện quyền, trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật hiện hành trong quá trình chuyển giao và sau khi ký biên bản chuyển giao cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cử, bổ nhiệm thay thế.
- Trường hợp không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định trong quá trình chuyển giao, Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?