Thời hạn cho vay đặc biệt được gia hạn tối đa bao nhiêu tháng? Lãi suất gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt được tính từ ngày nào?
Thời hạn cho vay đặc biệt được gia hạn tối đa bao nhiêu tháng?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 37/2024/TT-NHNN thì gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt là việc bên cho vay chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian vượt quá thời hạn cho vay đặc biệt đã thỏa thuận hoặc đã được quy định tại Quyết định cho vay đặc biệt.
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 37/2024/TT-NHNN quy định về thời hạn cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt như sau:
Thời hạn cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thời hạn cho vay đặc biệt, bảo đảm dưới 12 tháng.
2. Ngân hàng Nhà nước xem xét việc gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của bên vay đặc biệt hoặc phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay tại phương án cơ cấu lại đang trình Ngân hàng Nhà nước (nếu có); thời gian gia hạn mỗi lần dưới 12 tháng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thời hạn cho vay đặc biệt được gia hạn mỗi lần tối đa 12 tháng.
Lưu ý: Ngân hàng Nhà nước xem xét việc gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của bên vay đặc biệt hoặc phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay tại phương án cơ cấu lại đang trình Ngân hàng Nhà nước (nếu có).
Thời hạn cho vay đặc biệt được gia hạn tối đa bao nhiêu tháng? Lãi suất gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt được tính từ ngày nào? (Hình từ Internet)
Lãi suất gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt được tính từ ngày nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 37/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất cho vay đặc biệt, lãi suất gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt bằng lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (sau đây gọi là lãi suất cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước) tại ngày giải ngân cho vay đặc biệt, ngày bắt đầu gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt.
2. Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn gần nhất của khoản cho vay đặc biệt.
3. Không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả.
Như vậy, lãi suất gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt bằng lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá tại ngày bắt đầu gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt.
Tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt có phải báo cáo về tình hình khả năng chi trả khi đề nghị gia hạn thời hạn vay đặc biệt không?
Căn cứ theo khoản Điều 18 Thông tư 37/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Trình tự Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt
1. Khi có nhu cầu gia hạn thời hạn vay đặc biệt, trong thời hạn tối thiểu 40 ngày làm việc trước ngày đến hạn trả nợ, bên vay đặc biệt gửi 02 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn thời hạn vay đặc biệt đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). Trường hợp thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, bên vay đặc biệt gửi thêm 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn thời hạn vay đặc biệt đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Giấy đề nghị gia hạn thời hạn vay đặc biệt, trong đó nêu rõ: tên tổ chức tín dụng, số tài khoản bằng đồng Việt Nam mở tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, lý do, số tiền đề nghị gia hạn (không vượt quá tổng giá trị quy đổi của tài sản bảo đảm trong Danh mục tài sản bảo đảm quy định tại điểm d khoản này), thời hạn, lãi suất, tài sản bảo đảm đề nghị gia hạn; cam kết tuân thủ quy định của pháp luật về cho vay đặc biệt;
b) Báo cáo về tình hình khả năng chi trả của bên vay đặc biệt; việc bên vay đặc biệt thực hiện các biện pháp để khắc phục tình trạng rút tiền hàng loạt, bao gồm các biện pháp tại phương án khắc phục đã được thông qua theo quy định tại Điều 143, Điều 158 Luật Các tổ chức tín dụng; biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục tình trạng rút tiền hàng loạt và trả nợ vay đặc biệt; giải trình số tiền, thời hạn đề nghị gia hạn thời hạn vay đặc biệt;
c) Số liệu về nguồn vốn, sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Danh mục tài sản bảo đảm theo Phụ lục IIIA ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Nghị quyết của Hội đồng quản trị thông qua việc đề nghị gia hạn thời hạn vay đặc biệt Ngân hàng Nhà nước (trường hợp bên vay đặc biệt là công ty cổ phần đề nghị gia hạn thời hạn vay đặc biệt với số tiền thuộc thẩm quyền thông qua của Hội đồng quản trị theo quy định tại khoản 10 Điều 70 Luật Các tổ chức tín dụng); Nghị quyết của Hội đồng quản trị (trường hợp bên vay đặc biệt là Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, quỹ tín dụng nhân dân), Hội đồng thành viên (trường hợp bên vay đặc biệt là công ty trách nhiệm hữu hạn) thông qua việc đề nghị gia hạn thời hạn vay đặc biệt Ngân hàng Nhà nước.
...
Như vậy, tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt khi đề nghị gia hạn thời hạn vay đặc biệt phải báo cáo về tình hình khả năng chi trả của mình.
Lưu ý:
- Trong thời hạn tối thiểu 40 ngày làm việc trước ngày đến hạn trả nợ, bên vay đặc biệt gửi 02 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn thời hạn vay đặc biệt đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ).
- Trường hợp thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, bên vay đặc biệt gửi thêm 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn thời hạn vay đặc biệt đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?