Thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định như thế nào? Quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động ra sao?

Chị muốn hỏi liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng như sau: Thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định như thế nào? Quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động thế nào?

Thời hạn báo trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động quy định như thế nào?

Theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời hạn như sau:

"Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động."

Theo đó, khi người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước trong thời hạn như sau:

Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Tải Mẫu hợp đồng lao động xác định thời hạn mới nhất 2023: Tại Đây

Thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định như thế nào? Quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động ra sao?

Thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định như thế nào? Quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động ra sao?

Trường hợp nào người lao động được hưởng chế độ ốm đau?

Căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Chỉ hưởng chế độ ốm đau khi bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động thế nào?

Căn cứ theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

"Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền."
Hợp đồng lao động Tải về quy định liên quan và Mẫu hợp đồng lao động:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải là một biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?
Pháp luật
Hợp đồng lao động điện tử có giá trị pháp lý như hợp đồng giấy không? Lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động điện tử?
Pháp luật
Nội dung của hợp đồng lao động có được bỏ nội dung về quy định chế độ nghỉ ngơi hay không? Trường hợp thiếu nội dung thì có bị phạt không?
Pháp luật
Mẫu Hợp đồng lao động với lái xe phục vụ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới nhất?
Pháp luật
Nội dung trong hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động bị vô hiệu từng phần khi nào?
Pháp luật
Công ty không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản thì thời hạn trả lương khi nghỉ việc là lúc nào?
Pháp luật
Hợp đồng lao động giao kết qua phương tiện thông tin điện tử có giá trị pháp lý như hợp đồng lao động bằng văn bản không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động khi thuê người lao động làm công việc nội trợ trong gia đình không?
Pháp luật
Yêu cầu đặt cọc khi ký hợp đồng lao động giao hàng có trái với quy định của pháp luật hiện hành không?
Pháp luật
Các loại hợp đồng lao động mới nhất? Có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động cùng lúc được hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng lao động
27,614 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào