Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu bao gồm những chức danh nào? Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu được quy định như thế nào? Được tổ chức theo nguyên tắc nào? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu bao gồm những chức danh nào?

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu như sau:

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu
1. Các chức danh nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu
a) Lái tàu, phụ lái tàu;
b) Trưởng tàu;
c) Nhân viên, công nhân đường sắt làm việc trực tiếp trên các đoàn tàu khách hoặc đoàn tàu hàng.
...

Theo đó, nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu bao gồm những chức danh như sau:

- Lái tàu, phụ lái tàu;

- Trưởng tàu;

- Nhân viên, công nhân đường sắt làm việc trực tiếp trên các đoàn tàu khách hoặc đoàn tàu hàng.

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu được quy định như thế nào?

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu được quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu như sau:

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu
...
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
a) Các chức danh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Thời giờ làm việc không quá 09 giờ trong một ngày và không quá 156 giờ trong một tháng. Thời giờ làm việc tính từ khi lên ban đến khi xuống ban. Nếu làm công việc chuyên dồn hoặc chuyên đẩy cố định ở một ga thì áp dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
b) Các chức danh quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này: Thời giờ làm việc không quá 12 giờ trong một ngày và không quá 208 giờ trong một tháng. Trường hợp hành trình chạy tàu dài hơn 12 giờ thì áp dụng theo chế độ làm việc theo ban như sau: thời gian lên ban 8 giờ, thời gian nghỉ tại chỗ 8 giờ. Tại các ga đông khách theo quy định thì nhân viên đang nghỉ tại chỗ có trách nhiệm tăng cường công tác đón tiễn khách với nhân viên đang lên ban.
...

Như vậy, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu được quy định như sau:

- Đối với lái tàu và phụ tàu:

+ Thời giờ làm việc không quá 09 giờ trong một ngày và không quá 156 giờ trong một tháng.

+ Thời giờ làm việc tính từ khi lên ban đến khi xuống ban.

+ Nếu làm công việc chuyên dồn hoặc chuyên đẩy cố định ở một ga thì áp dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT;

- Đối với trưởng tàu; nhân viên, công nhân đường sắt làm việc trực tiếp trên các đoàn tàu khách hoặc đoàn tàu hàng:

+ Thời giờ làm việc không quá 12 giờ trong một ngày và không quá 208 giờ trong một tháng.

+ Trường hợp hành trình chạy tàu dài hơn 12 giờ thì áp dụng theo chế độ làm việc theo ban như sau: thời gian lên ban 8 giờ, thời gian nghỉ tại chỗ 8 giờ.

+ Tại các ga đông khách theo quy định thì nhân viên đang nghỉ tại chỗ có trách nhiệm tăng cường công tác đón tiễn khách với nhân viên đang lên ban.

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc ở trên các đoàn tàu được tổ chức theo nguyên tắc nào?

Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu như sau:

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu
...
3. Nguyên tắc tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc ở trên các đoàn tàu
a) Thời giờ nghỉ ngơi sau một hành trình chạy tàu để chuyển sang hành trình chạy tàu tiếp theo ít nhất là 12 giờ. Trường hợp do yêu cầu của biểu đồ chạy tàu, thời giờ nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu có thể ngắn hơn nhưng tối thiểu cũng phải bằng thời giờ làm việc của ban trước liền kề;
b) Thời giờ nghỉ ngơi giữa hai hành trình chạy tàu nếu phải thực hiện ở trên tàu hoặc khi nhận việc phải chờ đợi, phải di chuyển đến địa điểm khác, những thời giờ đó không coi là thời giờ làm việc;
c) Ở những khu đoạn ngắn (hành trình chạy tàu từ 8 giờ trở xuống) và những đoàn tàu thực hiện thay phiên (nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu) ở trên tàu thì người sử dụng lao động có thể áp dụng chế độ làm việc theo ban như quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
d) Trong mọi trường hợp tàu bị trở ngại, sự cố thì các chức danh làm việc trên đoàn tàu phải có trách nhiệm đưa đoàn tàu về nơi quy định và chỉ khi bàn giao xong đoàn tàu mới thực hiện xuống ban nghỉ ngơi. Số giờ làm thêm trong trường hợp này không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải được trả lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Theo đó, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc ở trên các đoàn tàu được tổ chức theo nguyên tắc như sau:

- Thời giờ nghỉ ngơi sau một hành trình chạy tàu để chuyển sang hành trình chạy tàu tiếp theo ít nhất là 12 giờ. Trường hợp do yêu cầu của biểu đồ chạy tàu, thời giờ nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu có thể ngắn hơn nhưng tối thiểu cũng phải bằng thời giờ làm việc của ban trước liền kề;

- Thời giờ nghỉ ngơi giữa hai hành trình chạy tàu nếu phải thực hiện ở trên tàu hoặc khi nhận việc phải chờ đợi, phải di chuyển đến địa điểm khác, những thời giờ đó không coi là thời giờ làm việc;

- Ở những khu đoạn ngắn (hành trình chạy tàu từ 8 giờ trở xuống) và những đoàn tàu thực hiện thay phiên (nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu) ở trên tàu thì người sử dụng lao động có thể áp dụng chế độ làm việc theo ban như quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT;

- Trong mọi trường hợp tàu bị trở ngại, sự cố thì các chức danh làm việc trên đoàn tàu phải có trách nhiệm đưa đoàn tàu về nơi quy định và chỉ khi bàn giao xong đoàn tàu mới thực hiện xuống ban nghỉ ngơi. Số giờ làm thêm trong trường hợp này không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải được trả lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Nhân viên đường sắt Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhân viên đường sắt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để được làm nhân viên gác đường sắt cần phải có những tiêu chuẩn nào? Nhân viên gác đường sắt đóng chắn ngang đường sắt từ phía nào?
Pháp luật
Trưởng dồn trực tiếp phục vụ chạy tàu chịu sự chỉ huy của ai? Trưởng dồn phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn như thế nào? Lái tàu hỏa có quyền từ chối cho tàu chạy không?
Pháp luật
Nhân viên điều độ chạy tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có quyền đình chỉ nhiệm vụ đối với những chức danh nào?
Pháp luật
Để là nhân viên tuần hầm trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Nhân viên tuần cầu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Nhân viên tuần đường trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia có quyền thực hiện báo hiệu dừng tàu trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Nhân viên gác đường ngang không đóng chắn đúng thời gian quy định khi có tàu chạy bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Nhân viên gác đường ngang trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhân viên đường sắt
1,492 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhân viên đường sắt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào