Thời gian xử lý kỷ luật là bao lâu? Xử lý kỷ luật trong quốc phòng đối người vi phạm đã chết như thế nào?
Thời gian xử lý kỷ luật là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật như sau:
"Điều 43. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.
a) Thời hiệu xử lý kỷ luật là 60 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới;
b) Không áp dụng thời hiệu đối với: Hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân hàm sĩ quan và tước danh hiệu quân nhân; hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; hành vi vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp và quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ."
Thời gian xử lý kỷ luật là bao lâu?
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 41 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật như sau:
- Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
- Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật.
- Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Nếu người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.
- Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
- Báo cáo cấp ủy Đảng có thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
- Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.
- Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật trong quốc phòng đối người vi phạm đã chết như thế nào theo quy định?
Căn cứ khoản 6 Điều 42 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về trường hợp này như sau:
"Điều 42. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật trong một số trường hợp đặc biệt
...
4. Trường hợp quân nhân đào ngũ bị xử lý kỷ luật vắng mặt thì đơn vị gửi văn bản thông báo hình thức xử lý và yêu cầu quân nhân vi phạm trở lại đơn vị về Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị trấn, cơ quan quân sự cấp huyện nơi quân nhân cư trú và gia đình quân nhân. Nếu sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà quân nhân vi phạm vẫn không trở lại đơn vị thì bị coi là đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
5. Trường hợp người vi phạm pháp luật bị khởi tố, truy tố, xét xử thì chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên ra quyết định người vi phạm không được mang mặc trang phục của Quân đội trong thời gian bị cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử.
6. Trường hợp người vi phạm đã chết thì chỉ xem xét, kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
7. Trường hợp quân nhân vi phạm kỷ luật trong thời gian biệt phái thì việc xem xét, xử lý kỷ luật do cơ quan, tổ chức sử dụng quân nhân biệt phái tiến hành và gửi toàn bộ hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân biệt phái để lưu vào hồ sơ quân nhân.
8. Trường hợp người vi phạm chuyển công tác về cơ quan, đơn vị khác trong Bộ Quốc phòng mới phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật khi công tác ở cơ quan, đơn vị cũ thì do cơ quan, đơn vị cũ tiến hành xem xét kỷ luật và gửi toàn bộ hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan, đơn vị đang quản lý người vi phạm để lưu hồ sơ và theo dõi quản lý.
9. Trường hợp người vi phạm thôi phục vụ trong quân đội mới phát hiện có hành vi vi phạm kỷ luật trong thời gian phục vụ trong quân đội thì do cơ quan, đơn vị quân đội đã quản lý tiến hành xem xét xử lý kỷ luật."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?