Thời gian trích khấu hao tài sản cố định là tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện là bao nhiêu năm?
- Thời gian trích khấu hao tài sản cố định tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện là bao nhiêu năm?
- Thời gian trích khấu hao tài sản cố định là tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện có thay đổi được hay không?
- Ai có thẩm quyền phê duyệt phương án thay đổi thời gian trích khấu hao của tài sản cố định?
Thời gian trích khấu hao tài sản cố định tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện là bao nhiêu năm?
Về xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình tại Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:
Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình:
1. Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
2. Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:
Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác.
...
Dẫn chiếu đến Phụ lục I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định:
Như vậy đối với máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí thuộc nhóm tài sản cố định có thời gian trích khấu hao tối thiểu là 7 (năm); Thời gian trích khấu hao tối đa 20 (năm).
Thời gian trích khấu hao tài sản cố định tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Thời gian trích khấu hao tài sản cố định là tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện có thay đổi được hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định:
Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định mới và đã qua sử dụng khác so với khung thời gian trích khấu hao quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC doanh nghiệp phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định trên cơ sở giải trình rõ các nội dung sau:
- Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế;
- Hiện trạng tài sản cố định (thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, tình trạng thực tế của tài sản);
- Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao tài sản cố dịnh đến kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng.
- Đối với các tài sản hình thành từ dự án đầu tư theo hình thức B.O.T, B.C.C thì doanh nghiệp phải bổ sung thêm Hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
Như vậy, đối với tài sản cố định là tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện thì có thể được thay đổi thời gian trích khấu hao, tuy nhiên phải lập phương án theo quy định nêu trên.
Ai có thẩm quyền phê duyệt phương án thay đổi thời gian trích khấu hao của tài sản cố định?
Cũng theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC có nêu như sau:
Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình:
...
3. Thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định:
b) Thẩm quyền phê duyệt Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao của tài sản cố định:
- Bộ Tài chính phê duyệt đối với:
+ Công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty do nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên do các Bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
+ Các công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên.
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt đối với các Tổng công ty, công ty độc lập do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính trên địa bàn.
Trên cơ sở Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được phê duyệt Phương án, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.
c) Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian trích khấu hao của TSCĐ bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ không đúng quy định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo đúng quy định.
Theo đó thẩm quyền phê duyệt phương án thay đổi thời gian trích khấu hao của tài sản cố định là của:
- Bộ Tài chính phê duyệt đối với:
+ Công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty do nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên do các Bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
+ Các công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên.
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt đối với các Tổng công ty, công ty độc lập do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt dừng đỗ xe trên cao tốc 2025? Lỗi dừng đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định?
- Đã có kết quả thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức nghiệp vụ kiểm sát ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024 và thủ tục phúc khảo?
- Có áp dụng Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chế độ, chính sách khi sắp xếp bộ máy đối với cán bộ, công chức cấp xã không?
- Kiểm ngư viên là công chức hay viên chức? Học cao đẳng Kiểm ngư thì có thể thi Kiểm ngư viên được không?
- Tải mẫu Quyết định chi tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 của trường học? Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 như thế nào?