Thời gian trả giá khi đấu giá tài sản trực tuyến là bao lâu? Kết quả đấu giá có được công khai không?
Thời gian trả giá khi đấu giá tài sản trực tuyến là bao lâu?
Căn cứ Nghị định 47/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản.
Tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 62/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến
...
3. Người tham gia đấu giá nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và tiền đặt trước hợp lệ thì được sử dụng tài khoản truy cập để tham gia cuộc đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá.
Người đủ điều kiện tham gia đấu giá mà không truy cập tài khoản đã được cấp để tham gia trả giá theo thời gian quy định trong Quy chế cuộc đấu giá thì được coi là không tham gia cuộc đấu giá quy định tại điểm a khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản, trừ trường hợp bất khả kháng.
Thời gian trả giá của cuộc đấu giá do tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản nhưng tối thiểu là mười lăm phút.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời gian trả giá khi đấu giá tài sản trực tuyến sẽ do tổ chức đấu giả và người có tài sản thỏa thuận.
Trong đó, thời gian trả giá tối thiểu là 15 phút.
Thời gian trả giá khi đấu giá tài sản trực tuyến là bao lâu? Kết quả đấu giá có được công khai không? (Hình từ Internet)
Kết quả đấu giá có được công khai không?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định 62/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP như sau:
Trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến
...
5. Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến và được gửi vào địa chỉ thư điện tử của người tham gia đấu giá đã đăng ký với tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ngay sau khi công bố người trúng đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến.
Như vậy, theo nội dung quy định nêu trên thì kết quả đấu giá tài sản trực tuyến được công khai trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến.
Đồng thời, kết quả đấu giá được gửi vào địa chỉ thư điện tử của người tham gia đấu giá đã đăng ký với tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
Quy định về tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được sửa đổi ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 62/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP.
Quy định về tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được thực hiện như sau:
Tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến
1. Trong trường hợp đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến thì tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định tại Chương III và Chương IV của Luật Đấu giá tài sản, quy định tại Chương III của Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản và quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tổ chức việc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến thông qua việc thuê, sử dụng Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Trang thông tin đấu giá trực tuyến được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thông tin và truyền thông, pháp luật về thương mại điện tử, bao gồm Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia, Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản.
3. Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của tổ chức mình để tổ chức việc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến đối với tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định của pháp luật.
4. Chi phí tham gia Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia, chi phí thuê tổ chức đấu giá tài sản có Trang thông tin đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được tính vào chi phí đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật Đấu giá tài sản.
5. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, bộ, ngành liên quan quy định chi phí sử dụng Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia thuộc Cổng thông tin đấu giá tài sản quốc gia.
Như vậy, quy định về tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được sửa đổi, bổ sung theo nội dung nêu trên.
Nghị định 47/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 62/2017/NĐ-CP về Luật đấu giá tài sản chính thức từ ngày 01/9/2023.
Xem chi tiết Nghị định 47/2023/NĐ-CP Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?