Thời gian tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia là bao nhiêu ngày?
- Cơ quan tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia phải nhằm mục đích là gì?
- Thời gian tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia là bao nhiêu ngày?
- Doanh nghiệp viễn thông khi nhận được quyết định mở Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia phải có trách nhiệm gì?
Cơ quan tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia phải nhằm mục đích là gì?
Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia gọi là Cổng 1400 theo Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-BTTTT.
Cơ quan tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia phải nhằm mục đích được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 09/2015/TT-BTTTT như sau:
Đăng ký tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng 1400
Cơ quan có nhu cầu tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng 1400 phải thực hiện thủ tục đăng ký để được chấp thuận mở Cổng 1400 phục vụ triển khai đợt vận động ủng hộ. Đề nghị mở Cổng 1400 được chấp thuận khi đáp ứng đồng thời, đầy đủ các quy định sau đây:
1. Cơ quan đăng ký tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng 1400 là:
a) Các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14 ngày 5 tháng 2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có phạm vi hoạt động toàn quốc theo quy định của pháp luật; hoặc
b) Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động toàn quốc theo quy định của pháp luật; hoặc
c) Các trường hợp khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Mục đích tổ chức hoạt động ủng hộ phù hợp với phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Thông tư này.
3. Có kế hoạch tổ chức hoạt động ủng hộ phù hợp với quy định về hoạt động của Cổng 1400 và khả năng đáp ứng về kỹ thuật, nghiệp vụ của Cổng 1400 và các doanh nghiệp viễn thông.
4. Thời gian tổ chức hoạt động ủng hộ phù hợp với quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Theo đó tại Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-BTTTT như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quản lý, tổ chức hoạt động gửi, nhận, chuyển tiền ủng hộ của thuê bao viễn thông (sau đây gọi là hoạt động ủng hộ) qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (sau đây gọi là Cổng 1400) để hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ các hoạt động nhân đạo, từ thiện theo quy định của pháp luật và phục vụ các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của đất nước theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyên thông.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan có nhu cầu tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia nhằm mục đích để hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ các hoạt động nhân đạo, từ thiện theo quy định của pháp luật và phục vụ các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của đất nước.
Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (Hình từ Internet)
Thời gian tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia là bao nhiêu ngày?
Thời gian tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 09/2015/TT-BTTTT như sau:
Thời gian tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng 1400
1. Thời gian tổ chức hoạt động ủng hộ đối với mỗi đợt vận động ủng hộ qua Cổng 1400 không quá 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày mở Cổng 1400 phục vụ đợt vận động ủng hộ. Trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Mỗi cơ quan không triển khai 02 (hai) đợt vận động ủng hộ qua Cổng 1400 với cùng một nội dung chương trình trong một năm. Trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia đối với mỗi đợt vận động ủng hộ thì không được quá 60 ngày kể từ ngày mở Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia. Trừ trường hợp đặc biệt nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Doanh nghiệp viễn thông khi nhận được quyết định mở Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia phải có trách nhiệm gì?
Doanh nghiệp viễn thông khi nhận được quyết định mở Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia phải có trách nhiệm được quy định tại Điều 11 Thông tư 09/2015/TT-BTTTT như sau:
Tổ chức cung cấp dịch vụ nhắn tin qua Cổng 1400
Các doanh nghiệp viễn thông khi nhận được Quyết định mở Cổng 1400 có trách nhiệm:
a) Mở, đóng số dịch vụ nhắn tin trên mạng viễn thông theo đúng thời gian mở, đóng Cổng 1400.
b) Cung cấp dịch vụ nhắn tin qua Cổng 1400, đồng thời gửi tin nhắn xác nhận đã nhận được tin nhắn ủng hộ cho thuê bao viễn thông.
c) Trừ giá trị tin nhắn ủng hộ qua Cổng 1400 (giá trị ủng hộ của tin nhắn cộng giá cước dịch vụ nhắn tin) trong tài khoản của thuê bao viễn thông.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp viễn thông khi nhận được quyết định mở Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia phải có trách nhiệm sau:
- Mở, đóng số dịch vụ nhắn tin trên mạng viễn thông theo đúng thời gian mở, đóng Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia.
- Cung cấp dịch vụ nhắn tin qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia, đồng thời gửi tin nhắn xác nhận đã nhận được tin nhắn ủng hộ cho thuê bao viễn thông.
- Trừ giá trị tin nhắn ủng hộ qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (giá trị ủng hộ của tin nhắn cộng giá cước dịch vụ nhắn tin) trong tài khoản của thuê bao viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?