Thời gian nghiệm thu công việc xây dựng là khi nào? Căn cứ vào đâu để nghiệm thu công việc xây dựng?
Căn cứ vào đâu để nghiệm thu công việc xây dựng?
Nghiệm thu công việc xây dựng được quy định tại Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
...
Như vậy, căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng gồm kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường.
Theo đó, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu.
Tải về Mẫu biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
Thời gian nghiệm thu công việc xây dựng là khi nào? Căn cứ vào đâu để nghiệm thu công việc xây dựng? (hình từ internet)
Phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoản thời gian nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nghiệm thu công việc xây dựng
...
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
5. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
...
Như vậy, người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.
Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình được từ chối nghiệm thu công trình xây dựng khi nào?
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 122 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
...
2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;
b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;
c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
d) Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;
đ) Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;
e) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình được từ chối nghiệm thu công trình xây dựng khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng.
Xem thêm: Phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong bao lâu kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quà Tết nên tặng gì? Những món quà Tết 2025 ý nghĩa nhất? Tết âm lịch 2025 vào ngày bao nhiêu?
- Mũ kêpi có thuộc trang phục của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân không? Công chức viên chức sử dụng mũ kêpi khi nào?
- Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đề ra mấy nhiệm vụ, giải pháp?
- Cá nhân hành nghề thừa phát lại khi không đủ điều kiện hành nghề bị xử lý hành chính như thế nào?
- Phụ lục định mức kinh tế kỹ thuật 17 dịch vụ tư vấn phòng chống HIV/AIDS mới nhất theo Thông tư 46?