Mẫu biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng? Cơ sở nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
Mẫu biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng mới nhất?
Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng là tài liệu ghi nhận về việc đã hoàn thành một giai đoạn công việc xây dựng cụ thể, đảm bảo chất lượng công việc đã thực hiện đúng theo thiết kế và hợp đồng đã ký kết.
Vai trò của biên bản nghiệm thu giai đoạn:
- Xác nhận tiến độ: Biên bản ghi nhận rõ ràng công việc đã hoàn thành, giúp theo dõi tiến độ thi công và so sánh với kế hoạch ban đầu.
- Đánh giá chất lượng: Qua biên bản, các bên tham gia có thể đánh giá chất lượng công việc thi công, so sánh với tiêu chuẩn đã đề ra.
- Cơ sở thanh toán: Biên bản là căn cứ quan trọng để thực hiện thanh toán cho nhà thầu sau khi hoàn thành mỗi giai đoạn công việc.
- Giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, biên bản nghiệm thu sẽ là bằng chứng pháp lý quan trọng để giải quyết.
- Bảo hành, bảo trì: Biên bản ghi nhận các thông tin về chất lượng công việc, vật liệu sử dụng, giúp quá trình bảo hành, bảo trì diễn ra thuận lợi.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tham khảo Mẫu biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng
>> Cơ hội việc làm hấp dẫn cho kỹ sư triển khai bản vẽ xây dựng (CAD 2D) không yêu cầu kinh nghiệm
Mẫu biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng mới nhất? (Hình từ Internet)
Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng được thực hiện trên cơ sở nào?
Cơ sở nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng được quy định tại Điều 22 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng
1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về việc tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;
b) Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.
2. Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả các công việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng và các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng để đánh giá các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.
3. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về thời điểm tổ chức nghiệm thu, trình tự, nội dung, điều kiện và thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
Theo đó, việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng được thực hiện trên cơ sở:
- Xem xét kết quả các công việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP,
- Các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng,
- Các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng.
Ai có thẩm quyền chấp thuận nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
...
2. Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu. Hệ thống quản lý thi công xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất của công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng cá nhân đối với công tác quản lý thi công xây dựng, bao gồm: chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp và thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng, quản lý khối lượng, tiến độ thi công xây dựng, quản lý hồ sơ thi công xây dựng công trình.
3. Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:
a) Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
b) Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; biện pháp thi công;
c) Tiến độ thi công xây dựng công trình;
d) Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
đ) Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung quy định tại Phụ lục III Nghị định này; các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn;
e) Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng xây dựng.
...
Theo quy định này thì nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?