Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch có phải sẽ được tính kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn giữa chủ đầu tư với tổ chức tư vấn lập quy hoạch hay không?
- Năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị sẽ được xác định dựa trên những cơ sở nào?
- Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch có phải sẽ được tính kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn giữa chủ đầu tư với tổ chức tư vấn lập quy hoạch hay không?
- Tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị được cơ quan tổ chức lập quy hoạch lựa chọn dựa trên cơ sở nào?
Năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị sẽ được xác định dựa trên những cơ sở nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 37/2010/NĐ-CP quy định về việc xác định năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị như sau:
Quy định chung điều kiện của tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị
1. Tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này hoặc quy định pháp luật hiện hành về điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng.
2. Cá nhân thiết kế quy hoạch đô thị phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận.
3. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch đô thị và cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch đô thị phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
4. Năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị được xác định trên cơ sở năng lực hành nghề của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm, trình độ thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.
Theo đó, việc xác định năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị được dựa trên những cơ sở sau:
(1) Năng lực hành nghề của các cá nhân trong tổ chức.
(2) Kinh nghiệm, trình độ thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức tư vấn.
Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch có phải sẽ được tính kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn giữa chủ đầu tư với tổ chức tư vấn lập quy hoạch hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Nghị đinh 37/2010/NĐ-CP quy định về thời gian lập quy hoạch đô thị như sau:
Thời gian lập quy hoạch đô thị
1. Thời gian lập quy hoạch chung đô thị:
a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch chung không quá 03 tháng, thời gian lập đồ án không quá 15 tháng;
b) Đối với thành phố thuộc tỉnh, thị xã, đô thị mới, thời gian lập nhiệm vụ không quá 02 tháng và thời gian lập đồ án không quá 12 tháng;
c) Đối với thị trấn, thời gian lập nhiệm vụ không quá 01 tháng và thời gian lập đồ án không quá 09 tháng.
2. Thời gian lập quy hoạch phân khu: đối với lập nhiệm vụ không quá 01 tháng và thời gian lập đồ án không quá 09 tháng.
3. Thời gian lập quy hoạch chi tiết: đối với lập nhiệm vụ không quá 01 tháng và thời gian lập đồ án không quá 06 tháng.
4. Thời gian lập đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật không quá 9 tháng.
5. Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch được tính kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn giữa cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc chủ đầu tư với tổ chức tư vấn lập quy hoạch. Thời gian lập đồ án quy hoạch được tính kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt. Trường hợp việc lập nhiệm vụ quy hoạch và lập đồ án quy hoạch do hai pháp nhân khác nhau thực hiện thì thời gian lập đồ án được tính từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn.
Như vậy, thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch sẽ được tính kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn giữa chủ đầu tư với tổ chức tư vấn lập quy hoạch.
Tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị được cơ quan tổ chức lập quy hoạch lựa chọn dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 37/2010/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 72/2019/NĐ-CP) quy định về hình thức thi tuyển như sau:
Hình thức thi tuyển
1. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị thông qua hình thức thi tuyển ý tưởng quy hoạch.
2. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị tham gia thi tuyển phải đảm bảo các điều kiện năng lực theo quy định hiện hành.
3. Tổ chức thi tuyển:
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị có trách nhiệm:
a) Tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ, quy chế và dự toán kinh phí tổ chức thi tuyển;
b) Mời tối thiểu 5 tổ chức tư vấn tham gia thi tuyển;
c) Thành lập Hội đồng thi tuyển để đánh giá và xếp hạng tổ chức tư vấn.
4. Thành phần và trách nhiệm của Hội đồng thi tuyển:
a) Thành phần Hội đồng thi tuyển:
Hội đồng thi tuyển gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp có liên quan, hội đồng kiến trúc quy hoạch và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch – kiến thức.
b) Trách nhiệm của Hội đồng thi tuyển:
- Phân tích các ý tưởng quy hoạch trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thi tuyển; tính khoa học, tính thực tiễn của phương án và đánh giá, xếp hạng tổ chức tư vấn.
- Tổng hợp và báo cáo kết quả đánh giá, xếp hạng thi tuyển với cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị.
5. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch quyết định chọn tổ chức tư vấn trên cơ sở kết quả thi tuyển.
Theo đó, tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị được cơ quan tổ chức lập quy hoạch lựa chọn dựa trên cơ sở kết quả thi tuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản mới nhất? Cách tính tiền trợ cấp của lao động nữ đi làm sớm sau thai sản như thế nào?
- Công dân có được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hay không?
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?