Thời gian làm việc của công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng được pháp luật quy định như thế nào?

Trang phục của công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu nào? Thời gian làm việc của công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng được pháp luật quy định như thế nào? Công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng trong giao tiếp và ứng xử phải có thái độ như thế nào? Câu hỏi đến từ anh Thanh Hiếu ở Long An.

Trang phục của công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 898/QĐ-BXD năm 2016 quy định như sau:

Tác phong, lề lối làm việc của Lãnh đạo đơn vị, công chức, viên chức
1. Lãnh đạo đơn vị, công chức, viên chức phải chấp hành các quy định về tác phong, lề lối làm việc; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chế độ bảo mật theo quy định của pháp luật; đồng thời phải thực hiện các quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Quy định về trang phục:
a) Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, phù hợp với hoạt động của công sở; trường hợp nếu được đơn vị trang bị đồng phục làm việc thì phải mặc đồng phục trong thời gian làm việc theo quy định của đơn vị.
b) Cán bộ, công chức, viên chức phải mặc lễ phục trong các buổi lễ trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài và các trường hợp khác quy định trong giấy triệu tập, thông báo mời họp.
- Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: Bộ com-lê nam, áo sơ mi dài tay, có sử dụng cà-vạt.
- Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: Áo dài truyền thống hoặc bộ com-lê nữ.
...

Theo đó, công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng phải chấp hành các quy định về tác phong, lề lối làm việc; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chế độ bảo mật theo quy định của pháp luật; đồng thời phải thực hiện các quy định tại các khoản 2 Điều này cụ thể:

- Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, phù hợp với hoạt động của công sở; trường hợp nếu được đơn vị trang bị đồng phục làm việc thì phải mặc đồng phục trong thời gian làm việc theo quy định của đơn vị.

- Cán bộ, công chức, viên chức phải mặc lễ phục trong các buổi lễ trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài và các trường hợp khác quy định trong giấy triệu tập, thông báo mời họp.

+ Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: Bộ com-lê nam, áo sơ mi dài tay, có sử dụng cà-vạt.

+ Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: Áo dài truyền thống hoặc bộ com-lê nữ.

Thời gian làm việc của công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 898/QĐ-BXD năm 2016 quy định như sau:

Tác phong, lề lối làm việc của Lãnh đạo đơn vị, công chức, viên chức
...
4. Quy định về thời gian làm việc:
a) Giờ làm việc hành chính:
- Buổi Sáng làm việc từ 8h00 đến 12h00;
- Buổi Chiều làm việc từ 13h00 đến 17h00.
b) Trường hợp có nhu cầu làm việc ngoài giờ hành chính hoặc làm việc vào các ngày nghỉ theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức thông báo với Văn phòng Bộ (Phòng Bảo vệ) và phải chấp hành đầy đủ các quy định về trật tự, an toàn, vệ sinh, sử dụng tài sản công theo quy định.

Như vậy, thời gian làm việc của công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng được pháp luật quy định như sau:

- Giờ làm việc hành chính:

+ Buổi Sáng làm việc từ 8h00 đến 12h00;

+ Buổi Chiều làm việc từ 13h00 đến 17h00.

- Trường hợp có nhu cầu làm việc ngoài giờ hành chính hoặc làm việc vào các ngày nghỉ theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức thông báo với Văn phòng Bộ (Phòng Bảo vệ) và phải chấp hành đầy đủ các quy định về trật tự, an toàn, vệ sinh, sử dụng tài sản công theo quy định.

Công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng

Công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng (Hình từ Internet)

Công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng trong giao tiếp và ứng xử phải có thái độ như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 4 Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 898/QĐ-BXD năm 2016 quy định như sau:

Tác phong, lề lối làm việc của Lãnh đạo đơn vị, công chức, viên chức
...
3 . Quy định về giao tiếp và ứng xử:
a) Khi giao tiếp và giải quyết công việc với tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ nhã nhặn, tôn trọng, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn đầy đủ rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.
b) Trong giao tiếp, trao đổi công việc với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, cầu thị và hợp tác.
...

Như vậy, công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng trong giao tiếp và ứng xử phải có thái độ như sau:

- Khi giao tiếp và giải quyết công việc với tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ nhã nhặn, tôn trọng, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn đầy đủ rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.

- Trong giao tiếp, trao đổi công việc với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, cầu thị và hợp tác

Bộ Xây dựng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về hạ tầng kỹ thuật như thế nào?
Pháp luật
Ngoài Bộ Xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng còn có cơ quan nào? Thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng?
Pháp luật
Bộ Xây dựng có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động phát triển đô thị hay không?
Pháp luật
Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Xây dựng của Thủ tướng Chính phủ có phải văn bản quy phạm pháp luật không?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Xây dựng? Thứ trưởng Bộ Xây dựng có phải là thành viên chính phủ không?
Pháp luật
Quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Người đại diện tại các công ty cổ phần do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu được theo dõi tại đâu?
Pháp luật
Cấp phó đơn vị thuộc Bộ Xây dựng sau khi hoàn thành chuyến công tác nước ngoài thì cần phải báo cáo lại cho Lãnh đạo bộ trong thời hạn là bao lâu?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Xây dựng hiện nay được hưởng lương ra sao và có thay đổi gì khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Pháp luật
Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức ngành xây dựng là bao lâu? Tối đa có phải 5 năm?
Pháp luật
Danh mục vị trí công tác thuộc Bộ Xây dựng phải chuyển đổi định kỳ từ 03 - 05 năm gồm những gì?
Pháp luật
Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ đúng không? Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Xây dựng
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,950 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào