Thời gian làm việc chưa hưởng trợ cấp thôi việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc khi viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc không?
- Thời gian làm việc chưa hưởng trợ cấp thôi việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc khi viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc không?
- Thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như thế nào để chi trả trợ cấp thôi việc?
- Quản lý viên chức sẽ gồm những nội dung nào?
Thời gian làm việc chưa hưởng trợ cấp thôi việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc khi viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc không?
Thời gian làm việc chưa hưởng trợ cấp thôi việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc khi viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc không, thì căn cứ Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định:
Giải quyết thôi việc đối với viên chức
1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức và khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
...
4. Không thực hiện chế độ thôi việc đối với các trường hợp sau:
a) Viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị;
...
Và căn cứ Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định:
Trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc
...
3. Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc:
a) Đối với đơn sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên: Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị, kể cả thời gian trước đó viên chức đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị.
b) Đối với đơn sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Nguồn kinh phí chi trả được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, kể cả thời gian trước đó viên chức đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị. Trường hợp nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập không đáp ứng đủ phần kinh phí chi trả cho thời gian viên chức trước đó đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị thì ngân sách nhà nước hỗ trợ.
..."
Từ các quy định trên, trường hợp chị công tác tại một đơn vị và sau đó được chuyển công tác đến một đơn vị khác thì chị được chi trả trợ cấp thôi việc cho toàn bộ thời gian công tác tại Bệnh viện X và Y, cụ thể là từ tháng 12/1997 đến tháng 02/2022 nếu chị thuộc các trường hợp được giải quyết chế độ thôi việc theo quy định tại khoản 1 Điều 57 nêu trên.
Xem thêm:
>> Cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất cho người lao động
Trợ cấp thôi việc (Hình từ Intetnet)
Thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như thế nào để chi trả trợ cấp thôi việc?
Thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính để chi trả trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
- Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
- Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng;
- Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008;
- Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
Quản lý viên chức sẽ gồm những nội dung nào?
Quản lý viên chức sẽ gồm những nội dung được quy định tại Điều 61 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
1) Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức.
2) Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc tương ứng.
3) Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân công nhiệm vụ, biệt phái, kiểm tra và đánh giá viên chức.
4) Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp.
5) Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.
6) Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức.
7) Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức.
8) Giải quyết thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức.
9) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ viên chức.
10) Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về viên chức.
11) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?