Thời gian hưởng chế độ thai sản, hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi đối với công an nhân nhân được xác định như thế nào?
- Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với công an nhân nhân được xác định như thế nào?
- Công an nhân dân không nghỉ việc để dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe không?
- Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi đối với công an nhân dân được xác định như thế nào?
Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với công an nhân nhân được xác định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định xác định thời gian hưởng chế độ thai sản đối với công an nhân nhân như sau:
- Lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn cụ thể như sau:
+ Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu: nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tính từ thời điểm thai chết lưu.
+ Trường hợp lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh mà con bị chết: nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con: thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn như sau:
+ Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con: thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng cuối cùng của người mẹ trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
+ Trường hợp cả người cha và người mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con: thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng cuối cùng của người cha trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;
+ Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chết: thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ;
+ Trường hợp cả người cha và người mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chỉ có người cha đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà người mẹ chết sau khi sinh con: thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha;
+ Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.
+ Trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền: thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha;
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm b, d và e khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH mà người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có con bị chết hoặc chết lưu thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.
Trường hợp tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đối với từng thai chết lưu, không tính trùng thời gian hưởng.
Trường hợp tất cả các con sinh ra đều bị chết sau khi sinh thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, áp dụng đối với con chết sau cùng.
Thời gian hưởng chế độ thai sản, hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi đối với công an nhân nhân được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Công an nhân dân không nghỉ việc để dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội và Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.
2. Việc quyết định số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội do Thủ trưởng đơn vị cấp Trung đoàn và tương đương trở lên thuộc Bộ Quốc phòng; Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị cấp Cục thuộc Tổng cục; Công an, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trại giam và tương đương thuộc Tổng cục; cấp Trung đoàn thuộc Bộ Tư lệnh; Học viện, Trường Công an nhân dân, Bệnh viện, Doanh nghiệp, Đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Công an quyết định trên cơ sở đề nghị của cơ quan quân y, y tế, cơ quan nhân sự.
3. Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
Ví dụ 22: Đồng chí Trung úy Nguyễn Thị Thắm, công tác tại Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, ngày 15 tháng 12 năm 2016 trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, đến ngày 10 tháng 01 năm 2017 do sức khỏe chưa phục hồi nên đồng chí Thắm được đơn vị giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày. Thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của đồng chí Thắm được tính cho năm 2016.
4. Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Như vậy theo quy định trên trường hợp người lao động trong công an nhân dân không nghỉ việc để dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thì sẽ không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi đối với công an nhân dân được xác định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi đối với công an nhân dân như sau:
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nhưng không nghỉ việc để chăm con thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?