Thời gian học sau đại học có tính vào thời gian thực hành khám bệnh chữa bệnh không? Người hành nghề khám bệnh chữa bệnh có nên ưu tiên khám chữa bệnh đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên không?
- Thời gian học sau đại học có tính vào thời gian thực hành khám bệnh chữa bệnh không?
- Người hành nghề khám bệnh chữa bệnh có nên ưu tiên khám chữa bệnh đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên không?
- Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh nào?
Thời gian học sau đại học có tính vào thời gian thực hành khám bệnh chữa bệnh không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 41/2011/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 41/2015/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề là thời gian người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh liên tục sau khi được cấp văn bằng chuyên môn (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng bao gồm cả thời gian thử việc được ghi trong Hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, bao gồm cả thời gian học sau đại học (bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II) theo đúng chuyên khoa mà người đó đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
[...]"
Đối chiếu quy định trên, thời gian học sau đại học gồm học bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II mới được xác định trong thời gian thực hành.
Do đó, nếu bạn học thạc sĩ thì thời gian học sẽ không ghi nhận vào thời gian thực hành khám bệnh chữa bệnh.
Khám bệnh chữa bệnh (Hình từ Internet)
Người hành nghề khám bệnh chữa bệnh có nên ưu tiên khám chữa bệnh đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên không?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.
3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật
4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
5. Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
6. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ."
Theo đó, người hành nghề khám bệnh chữa bệnh nên ưu tiên đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh nào?
Theo khoản 1 Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
"Điều 24. Xác nhận quá trình thực hành
1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;
b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.
d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên
2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp."
Đối chiếu quy định trên, như vậy, người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh sau đây:
- 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;
- 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
- 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.
- 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?