Thời gian đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ 01/6/2024 thế nào? Số giờ thực hành giảm ra sao?
Thời gian đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ 01/6/2024 thế nào? Số giờ thực hành giảm ra sao?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định về khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E, F, FC như sau:
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Hạ ng B1 (số tự động) lên B1 | b1 lên B2 | B2 lên C | C lên D | D lên E | B2, D, E lên F | C, D, E lên FC | B2 lên D | C lên E |
I. Đào tạo lý thuyết | giờ | 44 | 48 | 48 | 48 | 48 | 48 | 56 | 56 | ||
1 | Pháp luật giao thông đường bộ | giờ | - | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 | 20 | 20 |
2 | Kiến thức mới về xe nâng hạng | giờ | - | - | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 |
3 | Nghiệp vụ vận tải | giờ | - | 16 | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 |
4 | Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (04 giờ) | giờ | - | 10 | 14 | 14 | 14 | 14 | 14 | 18 | 18 |
5 | Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông | giờ | - | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 |
II. Đào tạo thực hành | giờ | 24 | 10 | 18 | 18 | 18 | 18 | 28 | 28 | 28 | |
1 | Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên | giờ | 13 | 4 | 7 | 7 | 7 | 7 | 10 | 12 | 12 |
2 | Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên | giờ | 10 | 5 | 10 | 10 | 10 | 10 | 17 | 15 | 15 |
3 | Số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô của 01 học viên | giờ | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
4 | Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên | km | 340 | 150 | 240 | 240 | 240 | 240 | 380 | 380 | 380 |
Trong đó | Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên | km | 60 | 20 | 30 | 30 | 30 | 30 | 40 | 52 | 52 |
Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên | km | 280 | 130 | 210 | 210 | 210 | 210 | 340 | 328 | 328 | |
III. Tổng thời gian đào tạo | giờ | 24 | 54 | 66 | 66 | 66 | 66 | 76 | 84 | 84 |
Hiện hành, thời gian đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe hạng B1 (số tự động) lên B1, B1 lên B2, B2 lên C, C lên D, D lên E, B2, D, E lên F, C, D, E lên FC, B2 lên D, C lên E được quy định tại Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:
Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1 (số tự động) lên B1: 120 giờ (thực hành: 120);
b) Hạng B1 lên B2: 94 giờ (lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50);
c) Hạng B2 lên C: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
d) Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
đ) Hạng D lên E: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
e) Hạng B2 lên D: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
g) Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
h) Hạng B2, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
i) Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).
Như vậy, so với quy định hiện hành thì từ 01/6/2024 thì thời gian đào tạo thực hành nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E, F, FC được giảm như sau:
- Hạng B1 (số tự động) lên B1: Từ 120 giờ giảm còn 24 giờ;
- Hạng B1 lên B2: Từ 50 giờ giảm còn 10 giờ;
- Hạng B2 lên C: Từ 144 giờ giảm còn 18 giờ;
- Hạng C lên D: Từ 144 giờ giảm còn 18 giờ;
- Hạng D lên E: Từ 144 giảm còn 18 giờ;
- Hạng B2 lên D: Từ 280 giảm còn 28 giờ;
- Hạng C lên E: Từ 280 giảm còn 28 giờ;
- Hạng B2, D, E lên F tương ứng: Từ 144 giờ giảm còn 18 giờ;
- Hạng C, D, E lên FC: Từ 224 giờ giảm còn 28 giờ.
Thời gian đào tạo nâng hạn giấy phép lái xe từ 01/6/2024 thế nào? Số giờ thực hành giảm ra sao?
Các môn học kiểm tra đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ 01/6/2024 là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định về các môn học kiểm tra đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe như sau:
Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
1. Kiểm tra, xét cấp chứng chỉ đào tạo
a) Kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết (nội dung bộ câu hỏi gồm các môn học: Pháp luật giao thông đường bộ; cấu tạo và sửa chữa thông thường; nghiệp vụ vận tải; đạo đức, văn hoá giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia và phòng chống cháy nổ, cứu nạn và cứu hộ khi tham gia giao thông) và mô phỏng các tình huống giao thông;
b) Kiểm tra khi kết thúc môn học thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;
c) Xét cấp chứng chỉ đào tạo đối với người học đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Như vậy, các môn học kiểm tra đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ 01/6/2024, gồm:
- Các môn học lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết (nội dung bộ câu hỏi gồm các môn học: Pháp luật giao thông đường bộ; cấu tạo và sửa chữa thông thường; nghiệp vụ vận tải; đạo đức, văn hoá giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia và phòng chống cháy nổ, cứu nạn và cứu hộ khi tham gia giao thông) và mô phỏng các tình huống giao thông;
- Các môn học thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.
Người có giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, F, FC được lái những loại xe gì?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định người có giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, F, FC được lái những loại xe sau đây:
(1) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
(2) Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Ô tô dùng cho người khuyết tật.
(3) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe:
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1:
+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
(4) Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe:
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2
(4) Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
(5) Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
(6) Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa
Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/6/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?