Thời gian đăng ký và tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2024 đợt 2 là khi nào? Hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Thời gian đăng ký và tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2024 đợt 2 là khi nào?
Dưới đây là các mốc thời gian thí sinh đăng ký, thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP.HCM năm 2024 đợt 2:
- 16/4/2024: Mở đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt 2;
- 07/5/2024: Kết thúc đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt 2;
- Đợt 2 được tổ chức vào ngày 2/6
Tại 12 tỉnh/thành phố, gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang.
- Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 10/6.
Thí sinh đã dự thi đợt 1 có thể tham gia dự thi đợt 2 để tăng cơ hội trúng tuyển.
Thời gian đăng ký và tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2024 đợt 2 là khi nào? Hồ sơ đăng ký gồm những gì? (Hình từ Internet)
Đăng ký thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP.HCM đợt 2 cần những giấy tờ gì?
Tại Hướng dẫn đăng ký dự thi kỳ thi đánh giá năng lực của đại học quốc gia TP.HCM năm 2024 có nêu rõ hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP.HCM năm 2024 như sau:
Để thực hiện đăng ký dự thi và tham dự thi kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG-HCM, thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ các mục dưới đây:
(1) Giấy tờ tùy thân hợp lệ: Thí sinh phải có Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ Căn cước công dân (CMND/CCCD) còn thời hạn sử dụng theo quy định của Nhà nước. Hình chụp mặt trước và mặt sau của CMND/CCCD có rõ nội dung dưới định dạng JPEG (.jpg) dung lượng không quá 2 MB, kích thước ≥400px.
(2) Thư điện tử (Email): Thí sinh bắt buộc phải có email để đăng ký tài khoản trên trang thông tin điện tử của kỳ thi đánh giá năng lực tại địa chỉ: http://thinangluc.vnuhcm.edu.vn. Các tài khoản có trùng số CMND/CCCD không thể đăng ký dự thi.
(3) Ảnh thí sinh (bản điện tử, định dạng .jpg, dung lượng không quá 2 MB, kích thước ≥400px): Là ảnh màu chân dung nhìn rõ mặt của thí sinh trên phông nền sáng màu hoặc nền xanh, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu. Thời hạn được chụp trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm đăng ký dự thi.
(4) Địa chỉ và điện thoại của người nhận Giấy báo điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG-HCM: Thí sinh cần khai báo chính xác địa chỉ và số điện thoại liên hệ.
(5) Thí sinh cần đọc kỹ hướng dẫn thí sinh tham dự thi đánh giá năng lực ĐHQG-HCM được đăng trên trang thông tin điện tử của kỳ thi đánh giá năng lực để đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các bước theo quy định.
Đăng ký thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP.HCM đợt 2 cần những giấy tờ như trên, ngoài ra các thí sinh cần lưu ý:
Để hồ sơ được xem là hợp lệ, thí sinh phải hoàn tất việc tạo tài khoản đăng ký dự thi; đăng ký các thông tin cá nhân, thông tin liên lạc và lịch sử học tập THPT; đăng ký địa điểm thi chậm nhất là ngày 07/5/2024.
03 nhóm nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định 03 nhóm nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh bao gồm:
(1) Công bằng đối với thí sinh
- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
(2) Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
- Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
- Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
(3) Minh bạch đối với xã hội
- Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
- Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện trong hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ mới nhất?
- Cấm xem phim 18+ đúng không? Tiêu chí phân loại phim 18+ về khỏa thân, tình dục được xác định dựa trên các tình huống nào?
- Quà tặng 20 11 cho thầy cô ý nghĩa? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 học sinh, phụ huynh có được tặng quà cho thầy cô không?
- Phát hành thẻ game từ ngày 25/12/2024 quy định thế nào? Quy định vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng ra sao?
- Mẫu 3A Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn một túi hồ sơ được sử dụng để lập E-HSMT?