Thời gian công bố điểm thi lớp 10 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 là khi nào? Thủ tục nhập học lớp 10 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu như thế nào?
Thời gian công bố điểm thi lớp 10 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 là khi nào?
>> Quan trọng: Điểm chuẩn vào lớp 10 Bà Rịa Vũng Tàu năm 2024-2025 ra sao?
>> Xem thêm: Link tra cứu điểm thi vào lớp 10 năm 2024 của 63 tỉnh thành?
>> Xem thêm: Công bố điểm chuẩn lớp 10 Bà Rịa Vũng Tàu năm 2024-2025 khi nào?
Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 1615/SGDDT-QLCL năm 2024 Tải trong đó quy định như sau:
TT | Nội dung công tác | Đơn vị thực hiện | Thời gian thực hiện |
1 | Tổ chức thi các môn chung Văn, Toán, T Anh theo lịch thi. | - Các HĐ thi THPT và HĐ thi THPT chuyên Lê Quý Đôn | 5,6/6/2024 |
2 | Tổ chức thi môn chuyên (Học sinh dự thi vào chuyên trường THPT Lê Quý Đôn). | - HĐ thi THPT chuyên Lê Quý Đôn | 07/06/2024 |
3 | Tổ chức chấm thi và công bố kết quả trúng tuyển. | - Sở GDĐT, Hội đồng chấm thi và các trường THPT. | Từ ngày 08/6 đến 20/6/2024 |
4 | Nhận đơn phúc khảo, nhập đơn phúc khảo vào phần mềm tuyển sinh. | Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, trường THPT. | Trước 01/7/2024 |
5 | Công tác phúc khảo thi tuyển sinh lớp 10 chuyên LQĐ và THPT. | Sở GDĐT, Hội đồng Phúc khảo. | Trước 14/07/2024 |
Theo đó, tổ chức chấm thi và công bố kết quả trúng tuyển diễn ra từ 08/6 đến 20/6/2024 thì thời gian công bố điểm thi lớp 10 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 sau khi chấm thi chậm nhất là 20/6/2024.
>> Xem toàn bộ Công văn 1615/SGDDT-QLCL năm 2024: Tải
Thời gian công bố điểm thi lớp 10 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 là khi nào? Tra cứu điểm trúng tuyển lớp 10 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại đâu? (Hình từ Internet)
Sở GD&ĐT có trách nhiệm thế nào trong thực hiện tuyển sinh lớp 10?
Căn cứ Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT quy định việc thực hiện tuyển sinh lớp 10, sở giáo dục và đào tạo có 06 trách nhiệm chính gồm:
(1) Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
- Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
- Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
(2) Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
(3) Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
(4) Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
(5) Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
(6) Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thủ tục nhập học lớp 10 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
a) Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
b) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
2. Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
3. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
5. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch tuyển sinh lớp 10, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng sở giáo dục.
Tuy nhiên, thủ tục nhập học lớp 10 cơ bản có những bước sau:
Bước 1: Xem kết quả cũng như điểm chuẩn và điểm thi tại các trường THPT mà mình đăng ký nguyện vọng.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nhập học. (Lưu ý: chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ trước ngày làm thủ tục nhập học ít nhất 1 tuần)
Bước 4: Phụ huynh, học sinh tiến hành làm thủ tục nhập học tại trường theo danh sách trúng tuyển.
Bước 5: Nhận lớp, nhận giáo viên chủ nhiệm và chuẩn bị các công tác cho năm học mới.
Lưu ý: Các bước trên chỉ mang tính chất tham khảo, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng sở giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế môn bài bao lâu đóng một lần 2025? Những trường hợp được miễn thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Quy định về dạy thêm học thêm trong nhà trường theo Thông tư 29/2024 ra sao? Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
- Nghị định 181/2024 quy định một số điều Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như thế nào?
- Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dùng chung cho mọi doanh nghiệp? Tải về mẫu thông báo?
- Lỗi không nhường đường cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi không nhường đường cho người đi bộ có bị trừ điểm giấy phép lái xe?