Thời gian chốt số liệu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài? Mẫu báo cáo sử dụng lao động nước ngoài hằng năm?
Mẫu báo cáo sử dụng lao động nước ngoài hằng năm?
Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm mới nhất là Mẫu số 07/PLI ban hành kèm theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm mới nhất
Thời gian chốt số liệu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm là ngày nào? Báo cáo sử dụng lao động nước ngoài hằng năm? (Hình từ Internet)
Thời gian chốt số liệu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm là ngày nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP như sau:
Báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài
1. Trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 01 của năm sau, người sử dụng lao động nước ngoài báo cáo 6 tháng đầu năm và hằng năm về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 07/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo, thời gian chốt số liệu báo hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
2. Trước ngày 15 tháng 7 và ngày 15 tháng 01 của năm sau hoặc đột xuất theo yêu cầu, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn theo Mẫu số 08/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm và hằng năm thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
3. Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động phải báo cáo qua môi trường điện tử về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài đến làm việc theo Mẫu số 17/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, thời gian chốt số liệu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Người nước ngoài có thể làm việc cùng lúc cho cả hai công ty không? Trách nhiệm của người lao động nước ngoài?
Căn cứ theo Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Giao kết nhiều hợp đồng lao động
1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, người lao động hoàn toàn có quyền đồng thời ký kết hợp đồng lao động với hai công ty sử dụng lao động nếu họ đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ của mình cho cả hai công ty.
Và theo quy định tại Điều 153 Bộ luật Lao động 2019 có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài
1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có trách nhiệm xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi kiểm tra yếu tố hình thành giá có cần phải xác định rõ thời hạn kiểm tra không? Kiểm tra yếu tố hình thành giá để rà soát, đánh giá nội dung gì?
- Thời gian chốt số liệu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài? Mẫu báo cáo sử dụng lao động nước ngoài hằng năm?
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát hay, chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo Nghị định 135 như thế nào?
- Mẫu bảng đề xuất nhân sự chủ chốt trong trong hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất?