Thời gian cán bộ nghỉ việc không lương 02 tháng liên tiếp có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp không?
Cán bộ có thể gia hạn thời gian hưởng phụ cấp thu hút hay không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP có quy định về phụ cấp thu hút như sau:
"Điều 4. Phụ cấp thu hút
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng)."
Theo quy định trên, thời hạn để cán bộ hưởng phụ cấp thu hút khi công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó là không quá 05 năm (60 tháng).
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã hưởng phụ cấp thu hút được 03 năm, do đó thời hạn hưởng phụ cấp thu hút còn lại của bạn là không quá 02 năm nữa.
Tại Điều 5 Nghị định 76/2019/NĐ-CP có quy định về phụ cấp công tác lâu năm tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
"Điều 5. Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
1. Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;
2. Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
3. Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên."
Hiện pháp luật chưa có quy định nào về gia hạn thời hạn hưởng phụ cấp thu hút. Do đó, khi hết thời hạn hưởng phụ cấp thu hút, nếu bạn xác định được thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của bạn đã từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm thì có thể đề nghị để được xét hưởng phụ cấp công tác lâu năm.
Mức hưởng phụ cấp công tác lâu năm tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đối với trường hợp cán bộ có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm là 0.5.
Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để hưởng phụ cấp được tính như thế nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 13. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp
1. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), bao gồm:
a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội;
b) Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.
2. Cách tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
a) Tính theo tháng:
Trường hợp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì được tính cả tháng; trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì không tính;
Đối với nhà giáo đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì được tính cả tháng; thời gian nghỉ hè được hưởng lương đối với nhà giáo theo chế độ quy định của cơ quan có thẩm quyền thì được tính hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi theo nghề.
b) Tính theo năm:
Dưới 03 tháng thì không tính;
Từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác;
Trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác."
Bạn có thể căn cứ vào quy định trên đây để tính được chính xác thời gian làm việc thực tế tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của mình, từ đó làm cơ sở để xác định thời gian được hưởng phụ cấp.
Thời gian cán bộ nghỉ việc không lương 02 tháng liên tiếp có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp không?
Thời gian cán bộ nghỉ việc không lương 02 tháng liên tiếp có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp không?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP có quy định thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp như sau:
"3. Thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định này, gồm:
a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;
b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam."
Theo thông tin bạn cung cấp, trường hợp này bạn đã nghỉ việc không hưởng lương 02 tháng liên tục, do đó khoảng thời gian này không được tính để hưởng phụ cấp theo chế độ của bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu hoạt động của Công ty Xổ số điện toán Việt Nam là gì? Công ty Xổ số điện toán Việt Nam có những nghĩa vụ gì?
- Tổng hợp mẫu hộ chiếu nổ mìn mới nhất 2025? Tải mẫu hộ chiếu nổ mìn mới nhất 2025 theo Thông tư 23?
- Sản xuất thực phẩm tươi sống có cần lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm không?
- Tổng Giám đốc Công ty Xổ số điện toán Việt Nam do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng Giám đốc là gì?
- Được nhận đến 5 triệu đồng khi báo tin vi phạm giao thông từ 1/1/2025 theo Nghị định 176/2024/NĐ-CP?