Thời gian bố trí vốn thực hiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư phải đảm bảo trong bao lâu?
Áp dụng Luật Đầu tư công, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Đầu tư công 2019 quy định về áp dụng Luật Đầu tư công, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế như sau:
“Điều 3. Áp dụng Luật Đầu tư công, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
1. Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, hoạt động đầu tư công phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
3. Việc thực hiện chương trình, dự án đầu tư công tại nước ngoài tuân thủ quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài.
4. Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp”
Theo đó, trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Phân loại dự án quan trọng quốc gia dựa trên những tiêu chí nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư công 2019 quy định về tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia như sau:
“Điều 7. Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
1. Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
2. Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
3. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
4. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
5. Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.”
Theo đó, dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
- Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
- Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
- Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
- Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
- Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Thời gian bố trí vốn thực hiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư phải đảm bảo trong bao lâu? (Hình từ internet)
Phải đảm đảm thời gian bố trí vốn thực hiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trong bao lâu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 14 Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn về kế hoạch vốn giao hằng năm không đủ hạn mức theo kế hoạch đầu tư công trung hạn như sau:
“14. Kế hoạch vốn giao hằng năm không đủ hạn mức theo kế hoạch đầu tư công trung hạn cả giai đoạn được phê duyệt dẫn đến kéo dài thời gian giao vốn, phát sinh thêm thủ tục phải xin ý kiến bộ, ngành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Xem xét, giao kế hoạch vốn theo dòng đời dự án, không giao vốn hằng năm.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công, Các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các dự án mới phải đảm đảm thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm A không quá 06 năm, nhóm B không quá 04 năm, nhóm C không quá 03 năm. Đồng thời, theo quy định tại Điều 61 và Điều 67 của Luật Đầu tư công, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ kế hoạch đầu tư vốn NSNN hằng năm được Thủ tướng Chính phủ giao để phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch trung hạn đã được quyết định, đồng thời có quyền điều chỉnh vốn giữa các nhiệm vụ, dự án đã được giao kế hoạch hằng năm. Do đó, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương có thẩm quyền bố trí và điều chỉnh kế hoạch vốn để bảo đảm hoàn thành các dự án theo đúng thời hạn quy định. Như vậy, các bộ, ngành và địa phương phải có trách nhiệm bố trí vốn cho dự án theo đúng thời hạn quy định nêu trên đây chính là vòng đời dự án).
Bên cạnh đó, Điều 16 của Luật Đầu tư công quy định gây nợ đọng xây dựng cơ bản là một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải thực hiện việc bố trí vốn đầu tư dự án theo đúng quy định, không được kéo dài thời gian bố trí vốn, làm tăng tổng mức đầu tư, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.”
Như vậy, các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các dự án mới phải đảm đảm thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm A không quá 06 năm, nhóm B không quá 04 năm, nhóm C không quá 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?