Thời điểm xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được thực hiện khi nào? Mục đích của báo cáo đánh giá rủi ro để làm gì?

Tôi có câu hỏi là thời điểm xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được thực hiện khi nào? Mục đích của báo cáo đánh giá rủi ro để làm gì? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.K đến từ Đồng Nai.

Thời điểm xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được thực hiện khi nào?

Thời điểm xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2018/TT-BCT như sau:

Thời điểm xây dựng các tài liệu quản lý an toàn
1. Chương trình quản lý an toàn được thực hiện:
a) Trước khi thi công, xây dựng, lắp đặt.
b) Trước khi chạy thử, vận hành.
c) Trước khi hoán cải, thay đổi công suất, công nghệ, thu dọn công trình khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc dự án, thay đổi chính sách an toàn và hệ thống quản lý an toàn.
2. Báo cáo đánh giá rủi ro được thực hiện:
a) Khi thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật.
b) Trước khi thi công, xây dựng, lắp đặt.
c) Trước khi chạy thử, vận hành bảo dưỡng và sửa chữa.
d) Trước khi hoán cải, thay đổi công suất, công nghệ, thu dọn công trình khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc dự án, thay đổi chính sách an toàn và hệ thống quản lý an toàn.
đ) Cập nhật định kỳ 5 năm.
3. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được thực hiện
a) Trước khi thi công, xây dựng, lắp đặt.
b) Trước khi chạy thử, vận hành.
c) Trước khi hoán cải, thay đổi công suất, công nghệ, thu dọn công trình khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc dự án, thay đổi chính sách an toàn và hệ thống quản lý an toàn.

Như vậy, theo quy định trên thì thời điểm xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được thực hiện như sau:

- Khi thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật.

- Trước khi thi công, xây dựng, lắp đặt.

- Trước khi chạy thử, vận hành bảo dưỡng và sửa chữa.

- Trước khi hoán cải, thay đổi công suất, công nghệ, thu dọn công trình khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc dự án, thay đổi chính sách an toàn và hệ thống quản lý an toàn.

- Cập nhật định kỳ 5 năm.

Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí (Hình từ Internet)

Mục đích của báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí để làm gì?

Mục đích của báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí để làm gì, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 40/2018/TT-BCT như sau:

Xác định mục đích, phạm vi của báo cáo
1. Mục đích của báo cáo để đánh giá và định lượng các rủi ro trong hoạt động của tổ chức, cá nhân nhằm kiểm soát hiệu quả và đề xuất biện pháp giảm thiểu các rủi ro trong suốt quá trình hoạt động từ khâu thiết kế đến xây dựng, chạy thử, vận hành và hủy bỏ công trình.
2. Phạm vi của báo cáo gồm:
a) Đánh giá rủi ro định tính và định lượng các rủi ro đối với con người.
b) So sánh rủi ro của các hoạt động với mức rủi ro chấp nhận được.
c) Đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Như vậy, theo quy định trên thì mục đích của báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí để đánh giá và định lượng các rủi ro trong hoạt động của tổ chức, cá nhân nhằm kiểm soát hiệu quả và đề xuất biện pháp giảm thiểu các rủi ro trong suốt quá trình hoạt động từ khâu thiết kế đến xây dựng, chạy thử, vận hành và hủy bỏ công trình.

Việc đánh giá rủi ro định lượng trong hoạt động dầu khí phải đáp ứng yêu cầu nào?

Việc đánh giá rủi ro định lượng trong hoạt động dầu khí phải đáp ứng yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 40/2018/TT-BCT như sau:

Đánh giá rủi ro định lượng
1. Yêu cầu của đánh giá rủi ro định lượng
a) Quy trình đánh giá định lượng rủi ro được thực hiện theo QCVN 11: 2012/BCT.
b) Được thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng, có bản quyền và tính được tần suất, mô hình hậu quả và mức rủi ro cá nhân.
c) Mức rủi ro cá nhân phải so sánh với mức rủi ro chấp nhận được quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Rà soát, lựa chọn các mối nguy để đánh giá rủi ro định lượng
3. Phân tích tần suất
a) Xác định dữ liệu tần suất gốc từng mối nguy: nguồn dữ liệu, các phân đoạn công nghệ tương ứng và các hệ số hiệu chỉnh;
b) Kết quả tính toán tần suất cho từng mối nguy đã lựa chọn.
4. Mô hình hậu quả
a) Các dạng thức mô hình hậu quả được phân tích và các thông tin đầu vào liên quan.
b) Kết quả mô hình hóa hậu quả được trình bày dạng bảng và hình ảnh tương ứng với các phân đoạn công nghệ của từng mối nguy.
5. Tính toán mức rủi ro
6. Kết quả đánh giá rủi ro định lượng bao gồm rủi ro cá nhân và rủi ro theo nhóm:
a) Rủi ro cá nhân: Thể hiện qua mức rủi ro cá nhân hàng năm (IRPA).
b) Rủi ro theo nhóm: Thể hiện qua đại lượng khả năng tổn thất sinh mạng.
c) Tính toán mức rủi ro cá nhân cao nhất và mức rủi ro cá nhân trung bình.
d) So sánh mức rủi ro tính toán được với mức rủi ro được chấp nhận theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên thì việc đánh giá rủi ro định lượng trong hoạt động dầu khí phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Quy trình đánh giá định lượng rủi ro được thực hiện theo QCVN 11: 2012/BCT.

- Được thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng, có bản quyền và tính được tần suất, mô hình hậu quả và mức rủi ro cá nhân.

- Mức rủi ro cá nhân phải so sánh với mức rủi ro chấp nhận được quy định tại Điều 12 Thông tư này.

Hoạt động dầu khí TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xác định và phân loại các tình huống khẩn cấp trong hoạt động dầu khí
Pháp luật
Công tác quản lý rủi ro có bao gồm việc đánh giá rủi ro định tính và định lượng đối với các giai đoạn của hoạt động dầu khí không?
Pháp luật
Tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí có phải thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp hiệu quả không?
Pháp luật
Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí có phải được cập nhật khi thay đổi lớn về công nghệ vận hành không?
Pháp luật
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí cần phải dựa trên kết quả báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm nội dung nào?
Pháp luật
Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
Pháp luật
Hệ thống quản lý về an toàn trong hoạt động dầu khí xây dựng vào thời điểm nào? Tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí bao gồm những gì?
Pháp luật
Thu hồi chi phí trong hoạt động dầu khí là gì? Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí có được đề xuất thu hồi chi phí không?
Pháp luật
Dầu đá phiến hoặc dầu sét là gì? Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án dầu khí khai thác dầu đá phiến không?
Pháp luật
Dự án dầu khí là gì? Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án dầu khí nào theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí có bắt buộc phải mua bảo hiểm đối với các phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động dầu khí
1,302 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động dầu khí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động dầu khí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào